Cách chống thấm nhà vệ sinh Toilet WC với màng HDPE triệt để

Màng chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh trong công trình xây dựng dân dụng là một trong những nơi dễ bị thấm dột nhất trong ngôi nhà vì có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước. Vậy làm sao để chống thấm dột nhà vệ sinh? Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng HDPE có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các vật liệu khác sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại màng này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hậu quả khi nhà vệ sinh toilet bị thấm dột

  • Mất thẩm mỹ: những vết nước loang lổ trên tường, trần hay rêu mốc đen dính trên những vị trí bị thấm nước ở tường, sàn,… làm giảm giá trị thẩm mỹ của tổng thể không gian.
  • Làm công trình xuống cấp: khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của ngôi nhà, khiến nhà xuống cấp một cách nhanh chóng.
  • Đe dọa sức khỏe của người sử dụng: môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh bị thấm là môi trường sống lý tưởng của các mầm bệnh, màng chống thấm nhà vệ sinh ngăn vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, vấn đề trơn trượt do rêu bám dưới sàn nhà ẩm ướt cũng có thể gây ra những nguy hiểm bất ngờ cho người sử dụng.

Các lợi ích khi chống thấm WC Toilet bằng màng HDPE

Màng chống thấm nhà vệ sinh
Màng chống thấm nhà vệ sinh

Màng chống thấm HDPE là loại vật liệu chống thấm cao cấp, được làm từ nhựa HDPE (High-density polyethylene) có khả năng chống thấm nước mạnh mẽ, được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, chống thấm cho sân thượng, hồ bơi, tầng hầm, hồ cảnh quan, …

Gợi ý xem Màng chống thấm HDPE cho hồ cảnh quan

Dưới đây là những lợi ích khiến mọi người lựa chọn và tin dùng sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh bằng màng HDPE:

  • Ngăn chặn thấm dột: Màng chống thấm tạo ra một lớp chắn nước, không cho nước rò rỉ qua vết nứt hoặc lỗ hở ở trên sàn hoặc vách ngăn nhà vệ sinh.
  • Ngăn ngừa nấm mốc: Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của nấm mốc ở dưới sàn hoặc kẽ hở bị thấm nước.
  • Tiết kiệm tiền sửa chữa trong tương lai: thi công màng chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu không chỉ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình mà còn giảm số tiền số sửa chữa, bảo trì trong tương lai.
  • Tăng giá trị công trình: Nhà vệ sinh chống thấm nước 100% làm tăng giá trị ngôi nhà của bạn khi bán đi hoặc chuyển nhượng cho người khác. Ngược lại, nhà vệ sinh không chống thấm nước hoặc chống thấm nước kém sẽ làm giảm giá trị và khiến người mua đắn đo, suy nghĩ nhiều hơn khi lựa chọn.
  • Tăng khả năng cách nhiệt: Nhà vệ sinh được lót màng chống thấm giúp giữ nhiệt độ ổn định trong nhà, giảm chi phí chống nóng mỗi khi bước vào mùa hè nóng bức, gay gắt.
  • Bảo vệ sức khỏe: Nhà vệ sinh bị thấm nước không chỉ ảnh hưởng để chất lượng công trình mà còn đến cả cuộc sống và sức khỏe của con người về lâu về dài.
  • Tránh được những phiền phức không đáng có: sử dụng màng chống thấm nhà vệ sinh làm giảm những phiền toái xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như té ngã do dẫm phải nấm mốc, tình trạng ẩm ướt, bốc mùi khó chịu,…

2 bước chống thấm WC nhà vệ sinh bằng màng HDPE

Bước 1: Yêu cầu về bề mặt cần chống thấm

Để đảm bảo quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng hdpe diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì cần lưu ý về bề mặt với những điều sau:

  • Dọn dẹp các chướng ngại vật ở trên mặt sàn như rác, bụi bẩn, nước đọng,….
  • Xử lý những khuyết tật có bề mặt sàn để màng chống thấm nhà vệ sinh phát huy hiệu quả cao nhất.
  • Đục, cắt, mài các râu thép thừa trên mặt sàn bê tông để mặt sàn có độ sâu tối thiểu là 2cm so với bề mặt bê tông.
  • Xác định trước đường ống thoát thước, cấp, hộp kỹ thuật,…..

Bước 2: Khò nóng màng HDPE chống thấm nhà vệ sinh

Thi công màng chống thấm nhà vệ sinh
Thi công màng chống thấm khò nóng HDPE cho nhà vệ sinh

Màng HDPE chống thấm nhà vệ sinh có khả năng chống thấm nước triệt để, có thể sử dụng trong thời gian dài và rút ngắn thời gian thi công nên được ưu tiên khi cần chống thấm những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước.

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng HDPE khò nóng với 6 bước đơn giản:

  • Chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm bằng cách làm vệ sinh, di dời các đồ vật có trên bề mặt.
  • Sử dụng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn nhà vệ sinh.
  • Quét lớp sơn lót lên bề mặt sàn.
  • Sử dụng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn cần chống thấm. Đốt chảy lỏng đến vị trí nào thì lăn màng chống thấm nhà vệ sinh đến vị trí đó.
  • Sau khi dán màng chống thấm khò nóng thì nên trát thêm một lớp xi măng cát lên trên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.
  • Thử nước và nghiệm thu.

Lưu ý:

  • Với các cổ ống cần dán màng chống thấm thật kỹ để ngăn chặn thấm nước, tốt nhất là sử dụng gioăng trương nở quấn xung quanh.
  • Khi chống thấm chân tường nhà vệ sinh thì nên dán màng hdpe chống thấm lên cao khoảng 15 – 20cm để đảm bảo nơi tiếp giáp giữa sàn và chân tường khít hoàn toàn, không tồn tại bất kỳ kẽ hở nào gây ra tình trạng thấm dột.

Tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân nhà vệ sinh bị dột

Trước khi thi công màng chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần biết được những dấu hiệu và nguyên nhân của tình trạng thấm dột để đưa ra phương án phù hợp:

Chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Chống thấm chân tường nhà vệ sinh

Các dấu hiệu Toilet WC bị thấm dột

Một số dấu hiệu cho biết nhà vệ sinh đang bị thấm dột là

  • Tường nhà, trần nhà xuất hiện nấm mốc, vết loang lổ, nước rỉ ra bên ngoài do tình trạng thấm dột để lâu ngày mà không được xử lý.
  • Gạch nhà vệ sinh đứt, gãy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng chảy qua.
  • Xuất hiện mùi hôi khó chịu dù không có dấu hiệu của nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này xảy ra có thể là do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian sử dụng thì tình trạng thấm dột sẽ xuất hiện.
  • Vị trí một số thiết bị trong nhà vệ sinh dễ bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..
  • Vị trí một số nơi thường xuyên bị thấm nước: cổ ống xuyên sàn, vết nứt sàn bê tông nền nhà vệ sinh, phần chân tường tiếp giáp giữa tường và sàn.

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Trong quá trình thi công , đổ bê tông nhà vệ sinh không được chống thấm đúng kỹ thuật hoặc chống thấm chân tường nhà vệ sinh không đúng cách.
  • Nguyên vật liệu dùng để chống thấm dột nhà vệ sinh không đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng
  • Lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật dẫn đến nước xả tràn lan và thấm xuống sàn.
  • Những khu vực khác như tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm không được sửa chữa kịp thời cũng khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
  • Mạch gạch ở nhà vệ sinh bị bong tróc sẽ tạo kẽ hở cho nước thấm xuống.
  • Đường ống nước ở nhà vệ sinh bị rò rỉ, chảy nước,…

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng HDPE mua ở đâu

Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong xây dựng cụ thể là chống thấm thấm nhà vệ sinh với chất liệu nhựa HDPE hiệu quả hơn các loại vật liệu chống thấm khác, ngoài ra thành phần polyethylene mật độ cao có độ tinh khiết an toàn khi sử dụng đảm bảo thân thiện cho môi trường và con người. Sản phẩm đang được phân phối bởi công ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng.

Lý do chọn màng HDPE khò nóng chống thấm cho nhà vệ sinh thương hiệu Bông Sen Vàng Group:

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc nhập khẩu và thi công sản phẩm màng HDPE cho các loại công trình
  • Công ty Bông Sen Vàng Group đã thực hiện nhiều dự án trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
  • Đươn vị đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các Tập đoàn lớn như CP Thái Lan và VinEco (Vingroup)
  • Luôn cam kết đảm bảo tiến độ và chất lượng mỹ thuật cho từng công trình.

Lời kết

Hy vọng bài viết hôm nay của Bông Sen Vàng Group đã giúp bạn phần nào đó trong việc lựa chọn màng chống thấm nhà vệ sinh.

Xem thêm nội dung liên quan

Công nghệ sản xuất màng chống thấm HDPE

Top 5 sản phẩm Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *