Bạn đang đau đầu vì nhà vệ sinh liên tục bị thấm, ẩm mốc? Khám phá và thử áp dụng 1 trong 5 các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay, để chống thấm cho nhà vệ sinh toilet của bạn, giữ không gian luôn khô ráo, sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe gia đình người thân.
Mục lục bài viết
Các dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm dột ẩm mốc
Chống thấm nhà vệ sinh là một khâu quan trọng và cần thiết bởi vì không gian toilet WC là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nên rất dễ bị thấm dột, ẩm mốc là điều không thể tránh khỏi. Các dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh đang bị thấm dột
Tường và trần nhà vệ sinh
- Các vết ố vàng, loang lổ: là dấu hiệu điển hình cho thấy nước thấm từ bên trong tường ra ngoài, vị trí thường xuất hiện ở khu vực gần vòi sen, bồn tắm, bồn cầu.
- Lớp sơn tường bong tróc, phồng rộp: nước làm lớp sơn mất đi độ bám dính, gây bong tróc, phồng rộp.
- Nấm mốc xuất hiện: cụ thể là nấm mốc đen, xanh thường xuất hiện ở các góc tường, kẽ gạch, đặc biệt là những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng.
Sàn nhà
- Sàn đọng nước, luôn bị ẩm: không sử dụng nhưng nước vẫn có do nước thấm từ dưới lên hoặc từ các khu vực xung quanh.
- Gạch lát nền bị bong: nước thấm vào sàn sẽ làm gạch mất độ bám dính, gây bong tróc.
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu: là mùi ẩm vì sự tích tụ của nước và nấm mốc trong khu vực nhà vệ sinh.
Các dấu hiệu khác
- Rò rỉ nước từ các thiết bị trong nhà vệ sinh
- Nước bị rỉ nhiều không kiểm soát dẫn đến hóa đơn tiền nước tăng đột biến
Top 5 vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả được ưa chuộng
Nhà vệ sinh là khu vực quan trọng trong gia đình bạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt vệ sinh, vấn đề chọn lựa vật liệu chống thấm tốt cho nhà vệ sinh là điều hết sức cần thiết và đáng lưu tâm, bằng những kinh nghiệm về chống thấm, Bông Sen Vàng chia sẻ đến đọc giả danh sách 5 loại vật liệu chống thấm hiệu quả được sử dụng thường xuyên cho toilet WC.
Màng chống thấm HDPE cho nhà vệ sinh
Màng chống thấm HDPE (High-density polyethylene) là loại vật liệu chống thấm mạnh mẽ, khả năng ngăn chặn nước thấm qua vô cùng hiệu quả, kháng hoá chất và bền theo thời gian, ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản, …
Sử dụng màng chống thấm HDPE cho nhà vệ sinh đúng quy trình kỹ thuật sẽ giúp cho không gian toilet WC nhà bạn không gặp phải tình trạng thấm nước.
Ưu điểm của màng hdpe chống thấm cho nhà vệ sinh:
- Chống thấm vượt trội: màng hdpe với chỉ số chống thấm cao đã được kiểm chứng, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước từ nhà vệ sinh ra các khu vực xung quanh, ngăn tình trạng bong tróc sơn, hư hại kết cấu nhà vệ sinh.
- Độ bền cao: màng HDPE làm từ nhựa cao cấp nên tuổi thọ sử dụng lâu, chống thấm nhà vệ sinh dài hạn là nhu cầu cũng cần thiết.
- Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh an toàn thân thiện: Màng HDPE đã được kiểm chứng là sản phẩm thân thiện cho môi trường con người, kể cả sử dụng lâu năm.
Keo Kova chống thấm nhà vệ sinh
Kova là một loại keo chống thấm tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chuyên dùng để chống thấm cho nhà vệ sinh hạn chế sự hình thành rêu, nấm mốc hiệu quả.
Các ưu điểm của Kova gồm
- Khả năng chống thấm dột nhà vệ sinh độ bền lên đến 15 năm
- Chống thấm cước 2 chiều, hạn chế ẩm mốc
- Khả năng chống chịu tác nhân của môi trường, chất lỏng nước mặn hay nước kiềm có độ ăn mòn cao.
- Sản phẩm chống thấm thân thiện với môi trường, an toàn
Hướng dẫn quá trình dùng Kova chống thấm dột nhà vệ sinh
Bước 1: Xử lý sàn nhà vệ sinh
- Làm sạch, xử lý bề mặt lồi lõm sao cho bằng phẳng
- Trám các vết nứt và lỗ hổng.
- Đánh bay thổi bụi bám dính trên sàn nhà vệ sinh.
- Tạo độ ẩm trước khi tiến hành chống thấm.
Bước 2: Sử dụng Kova
- Trộn đều keo Kova với xi măng, hỗn hợp theo tỷ lệ 1kg xi măng/ 10L Kova.
- Lấy con lăn để quét lên sàn 3 lớp chống thấm Kova.
- Kova còn được sử dụng cho sàn mái, tường ngoài,..
Sika chống thấm
Sika là thương hiệu được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG Thụy Sỹ, với các ưu điểm:
- Dễ quét sử dụng
- Không cần thêm nước
- Chuẩn bị hỗn hợp trộn nhanh,
- Độ dính bám chặt
- Ngăn nước thấm qua
Các loại Sika chống thấm cho WC nhà vệ sinh
- Sikatop Seal 107 là loại vữa hai thành phần chống thấm polymer cải tiến gốc xi măng, dùng để phun, lăn, quét bề mặt.
- Sikaflex là keo gốc polyurethane 1 thành phần, dạng tuýp 600ml sẽ đông cứng trong môi trường ẩm, chống thấm nhà vệ sinh các trường hợp trám kín khe hở tiếp xúc giữa ống nhựa PVC, PPR hoặc bơm quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh.
- Sika SwellStop là loại băng trương nở, gốc đất sét chống thấm biến tính có độ linh hoạt cao, dùng chống thấm cổ ống thoát sàn.
- Sikagrout 214 11 là vữa gốc xi măng
- SikaTilebond GP là keo dán trên vật liệu đá mosaic,granite, Marble hay gạch men
Lưới thuỷ tinh chống thấm nhà vệ sinh
Lưới thủy tinh chống thấm có ưu điểm chịu kiềm cao bởi vì có thành phần Silicate, qua quá trình sản xuất đặc thù, rồi ngâm qua dung dịch chống oxy hóa, chất tăng cường chịu nhiệt cao.
Các lợi ích của lưới thuỷ tinh chống thấm cho nhà vệ sinh
- Chống nứt tường toilet WC và tạo tính thẩm mỹ
- Gia cố bề mặt tường bên ngoài, chống hình thành vết nứt
- Chống sự hình thành các vết nứt chân chim, cho bề mặt tường bóng, mịn
- Gia cố và tăng cường sức chịu lực tường, tấm thạch cao, cao su lưu hóa, cao su non…
- Chống nứt mối cho tường thạch cao.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh
Có nhiều loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh nhưng sử dụng sơn chống thấm lại là cách được nhiều người lựa chọn vời vì nó mang lại hiệu quả tốt cùng các ưu điểm như:
- Chống thấm nước và kiềm hóa rất tốt
- Độ bám dính cao
- Tiện lợi và dễ dàng sử dụng
- Không chứa các chất độc hại, an toàn cho người sử dùng.
Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Nippon WP100
Bước 1: Dọn dẹp sàn nhà vệ sinh
Trước khi tiến hành sử dụng sơn chống thấm cho sàn vệ sinh, chúng ta phải lau chùi sàn thật kỹ, đảm bảo sàn nhà toilet khô ráo để lớp sơn lót bám dính. Điều này cũng góp phần lấy đi độ bóng của bề mặt sàn để lớp sơn lót bám tốt hơn.
Bước 2: Tạo độ nhám trước khi sơn chống thấm
- Dùng máy chà nhám 120 grit đến 180 grit cho sàn toilet WC hỗ trợ lớp lót của sơn chống thấm bám dính tốt hơn.
- Hãy phủ vải sơn hoặc dán gạch trong quá trình chà nhám để không làm hỏng sàn nhà
- Loại bỏ phần lớn bụi chà nhám và phủ lại một lần nữa bằng vải dính.
Bước 3: Sơn lót
Cho phủ lớp sơn lót epoxy mỏng được pha chế dành riêng cho loại sàn nhà vệ sinh, chờ qua đêm để khô.
Bước 4: Dùng sơn chống thấm sàn Nippon WP100
Pha sơn và dùng cọ nhỏ chuyên dụng cho các mép viền hoặc con lăn dài cho sàn
Chờ đợi niêm phong không sử dụng nhà vệ sinh khi đang trong quá trình khô lớp sơn.
Trên là danh sách 5 loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến ưa chuộng hiện nay. Hy vọng bài viết hữu ích để bạn chống thấm cho toilet WC của nhà mình hiệu quả.
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.