Băng cản nước là gì Phân loại Quy trình thi công và Bảng giá

Băng cản nước là gì Phân loại Quy trình thi công và Bảng giá

Băng cản nước là một loại vật liệu hữu ích để xử lý mạch ngừng khi thi công bê tông hoặc bể chứa nước, tầng hầm, đê điều,… Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Băng cản nước là gì?

Băng cản nước còn được gọi là băng chống thấm làm từ 100% nhựa PVC nguyên sinh, được sử dụng để găn nước hoặc các chất lỏng khác xâm nhập vào hoặc thoát ra , nhằm để bảo vệ cấu trúc công trình xây dựng và tài sản bên trong khỏi hư hỏng và mục tiêu.

Một số ưu điểm của băng cản nước là:

  • Độ bền và co giãn cao.
  • Chống thấm nước và các tác nhân gây oxy hóa.
  • Dễ dàng vận chuyển và thi công tại các công trình.
  • Mẫu mã, kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều loại khe nối khác nhau.
  • An toàn và cực kỳ thân thiện với môi trường.

Ngoài công dụng chính là ngăn chặn nước rò rỉ và bịt chặt các khe hở của tấm bê tông thì băng cản còn có một số tác dụng tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ thi công những tấm bê tông có kích thước lớn
  • Giảm thiểu tình trạng co ngót và hiệu suất nhiệt độ thủy hóa xi măng khi thi công, từ đó các tấm bê tông lớn ít bị nứt hơn.
  • Tạo ra mạch ngừng khi thi công bê tông liền khối lúc chống thấm.
  • Tiết kiệm chi phí và cốt pha.

Băng cản nước là gì?

Các loại băng cản nước

Băng cản nước chữ V

Băng chữ V ở dạng tấm phẳng, 2 bên bề mặt có gân gai đối xứng và thường được dùng khi thi công cho mạch ngừng bê tông (các vị trí bị gián đoạn trong quá trình thi công do thời tiết hoặc kỹ thuật).

Băng cản nước sẽ đảm bảo 2 khối bê tông liên kết với nhau. Một số trường hợp có thể sử dụng loại băng này là:

  • Thi công chống thấm cho mạch ngừng
  • Thi công mạch ngừng giữa móng và cột
  • Thi công mạch ngừng giữa cột và sàn hoặc ở đầm, ở vòm

Băng cản nước chữ O

Thiết kế O nằm ở chính giữa tiết diện của tấm cản nước. Ống dài xuyên suốt thiết kế O điều tiết ứng xuất dịch chuyển của bê tông, giảm áp lực căng kéo quá mức lên băng cản nước.

Băng chữ O thường dùng cho các khe co giãn bê tông (còn gọi là khe lún để bê tông có thể giãn nở hoặc co ngót khi nhiệt độ thay đổi) hoặc khe lún kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chống thấm cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

Ngoài 2 loại băng được sử dụng phổ biến ở trên thì vẫn còn một số loại băng khác trên thị trường như:

Băng cản kiểu KC: chỉ có một mặt gân gai và được đặt chính giữa tiết diện của bê tông, lắp đặt bên ngoài bê tông nhằm ngăn cản nước thấm vào.

Băng cản kiểu KW: giống với KC nhưng không có thiết kế U ở giữa, dùng cho mạch ngừng bê tông không hoặc ít dịch chuyển.

Băng cản kiểu I: Thiết kế chữ V nằm ở chính giữa, có thể dùng được cho mạch ngừng và khe lún bê tông.

Ứng dụng thực tế của băng cản nước
Ứng dụng thực tế của băng cản nước

Ứng dụng thực tế của băng cản nước

Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình với mục đích:

  • Củng cố kết cấu bê tông hồ chứa nước, chất thải, đập, kênh, mương,…
  • Chống thấm nền móng công trình, tầng hầm, bãi đổ xe, tường,…

Nhờ ưu điểm vượt trội và công dụng hữu ích, sản phẩm còn được dùng cho các dự án như:

  • Mạch ngừng giữa móng và cột
  • Mạch ngừng có chứa móng giật cấp
  • Mạch ngừng giữa sàn và cột
  • Mạch ngừng ở dầm, vỏ vòm
  • Mạch ngừng cho công trình lớn như đường ô tô, đường băng,…

Tham khảo nội khác liên quan khác:

Tìm hiểu giá keo chống thấm tường ngoài trời

Top 5 băng keo chống thấm nước bám dính chắc

Quy trình thi công băng cản nước chống thấm cho công trình

Thực hiện thi công sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất cho công trình:

Bước 1: Trải băng vào ván khuôn

  • Băng cản chữ V: giữ chặt tấm băng ở giữa các tấm ván khuôn, để 1 nửa băng nhô ra, 1 nửa còn lại đổ bê tông.
  • Băng cản chữ O: đảm bảo ván khuôn 2 phần tách ra vì băng chữ O không được lấp vào bê tông.

Bước 2: Đặt băng cản nước vào khung cốt thép

Dùng dây thép kim loại cố định các lỗ nhỏ trên băng vào khung để hạn chế bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông (cần có 3 điểm cố định/1m băng).

Bước 3: Đổ bê tông lần 1

Mặc dù chỉ có 1 nửa chiều rộng của băng được ngậm bê tông nhưng vẫn phải đảm bảo 2 mặt đều ngậm. Bê tông cần phải đầm kỹ để tránh bị rỗ tổ ong, phần này phải có độ sệt vừa phải, không quá dẻo hoặc quá cứng.

Bước 4: Đổ bê tông lần 2

Thực hiện tương tự như lần 1.

Bước 5: Hàn nối 2 đầu băng

Có 2 cách hàn nối là:

  • Hàn đối đầu: dùng dao hàn điện làm nóng 2 đầu băng đến khi nóng chảy, sau đó ép chặt mối nối đến khi chúng nguội và dính vào nhau.
  • Hàn chồng mép: Cắt vuông góc 2 cạnh nối và đặt trên cùng mặt phẳng. Đưa lưỡi dao điện đã làm nóng vào 2 cạnh mối hàn. Sau đó ép chặt 2 cạnh vào mặt dao và chờ khoảng 60s để làm nóng chảy 5mm mỗi cạnh. Rút dao hàn và ép chặt 2 cạnh lại, chờ vết hàn nguội đi là hoàn thành.

Quy trình thi công băng cản nước chống thấm cho công trình

Cập nhật bảng giá băng cản nước mới nhất 2023

Để dự toán chi phí, bạn có thể tham khảo bảng giá ở ngay dưới đây:

Tên sản phẩm Độ dài Đơn giá 1m (VNĐ)
Cover Waterbars V200 20m 95.000
Cover Waterbars V250 20m 115.000
Cover Waterbars V150 20m 70.000
Cover Waterbars V320 20m 155.000
Sika Waterbars V20 20m 150.000
Sika Waterbars V25 20m 197.000
Sika Waterbars V15 E 30m 103.000
Sika Waterbars V15 20m 135.000
Sika Waterbars V32 20m 155.000
Sika Waterbars O20 20m 195.000
Sika Waterbars O25 20m 320.000
Sika Waterbars O32 15m 395.000
PVC Waterstop V200 20m 90.000
PVC Waterstop V250 20m 115.000
PVC Waterstop V150 15m 70.000
PVC Waterstop V320 20m 155.000
PVC Waterstop O200 20m 95.000
PVC Waterstop O250 15m 1.205.000
PVC Waterstop O320 20m 165.000

Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo và có sự thay đổi liên tục theo thời gian.

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các thông tin bạn cần biết về băng cản nước. Đối với những công trình và dự án lớn, bạn nên sử dụng và thi công màng chống thấm HDPE do Bông Sen Vàng Group cung cấp để vừa bảo vệ công trình lại vừa tiết kiệm chi phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *