Màng chống thấm HDPE đã trở thành vật liệu được ưa chuộng ngay cả trong xây dựng ao hồ nuôi tôm nhờ khả năng chống thấm tuyệt vời, độ bền cao và tính linh hoạt.
Để tối ưu tuổi thọ hồ nuôi đem lại hiệu quả nuôi tôm năng suất cao thì thi công đúng kỹ thuật đóng vai trò then chốt. Bài viết sau Bông Sen Vàng sẽ hướng dẫn kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm chi tiết để giúp bà con đạt năng suất cao trong mùa vụ.
Mục lục bài viết
Các lợi ích sử dụng màng chống thấm HDPE cho hồ nuôi tôm
- Khả năng chống thấm tuyệt đối với nước hoàn hảo, ngăn chặn hiệu quả rò rỉ nước từ ao nuôi ra ngoài và nước ngầm xâm nhập vào ao, giúp duy trì mức nước ổn định trong ao, hạn chế hao hụt nước và tiết kiệm chi phí bơm nước.
- Màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm kiểm soát được môi trường trong ao nuôi như hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại và tảo bọ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Giúp ngăn ngừa dịch bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe cho tôm.
- Môi trường ao nuôi được kiểm soát tốt, tôm phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, giúp bà con tăng năng suất và lợi nhuận từ vụ nuôi.
Kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm
Với các ưu điểm chống thấm nước mạnh mẽ của màng HDPE, vật liệu này an toàn cho con người cũng như các sinh vật khác, tiếp xúc lâu dài với nước sẽ không gây phản ứng hoá học ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm cá hải sản. Sau đây là 3 bước thi công màng HDPE cho hồ nuôi tôm.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt đáy hồ lót màng HDPE
- Loại bỏ thực vật và mùn bã hữu cơ: Trước khi thi công, cần loại bỏ hoàn toàn các loại thực vật thủy sinh, cỏ dại, tàn dư hữu cơ như cọc tre, gốc rễ cây… trên nền ao. Bước quan trọng để đảm bảo không có vật sắc nhọn làm thủng màng khi sử dụng, đồng thời ngăn chặn sự phân hủy của vật chất hữu cơ ảnh hưởng môi trường nước ao.
- San lấp mặt bằng: Tiến hành san ủi và san phẳng mặt bằng ao nuôi để đạt độ nhẵn phẳng tối đa, không gồ ghề, lồi lõm để hạn chế tránh làm rách hoặc thủng màng trong quá trình trải và thi công. Có thể sử dụng máy xúc hoặc máy ủi để san lấp hiệu quả.
- Kiểm tra và xử lý các điểm yếu: Kiểm tra kỹ lưỡng mặt bằng ao để phát hiện và xử lý các điểm yếu như hang hốc, đá nhọn, rãnh thoát nước cũ… Bà con có thể lấp đầy các hang hốc bằng đất sét đầm chặt, loại bỏ đá nhọn và bịt kín các rãnh thoát nước cũ không còn sử dụng để tạo ra một bề mặt nền đồng nhất, hạn chế tối đa nguy cơ rách hoặc thủng màng.
Bước 2: Chọn màng và tính toán diện tích bề mặt màng cần lót
- Lựa chọn màng chống thấm HDPE (chất liệu HDPE nguyên sinh) lót hồ nuôi tôm từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng, độ bền và khả năng chống tia UV, có chứng nhận an toàn phù hợp với nuôi trồng thủy sản đảm bảo nuôi trồng tôm.
- Thông số độ dày màng còn phụ thuộc vào kích thước ao nuôi, độ sâu mực nước và mật độ thả giống. Nếu ao hồ nuôi tôm thâm canh thì màng nên có độ dày từ 0.75mm đến 1.0mm. Đối với ao nuôi tôm công nghiệp mật độ cao thì nên sử dụng màng dày hơn (1.0mm đến 1.5mm) để tăng khả năng chịu đựng áp lực nước và tăng độ bền.
- Tính toán diện tích màng cần thiết dựa trên kích thước (dài, rộng) và độ sâu của ao hồ nuôi. Cần tính toán dư khoảng 10-15% để thực hiện các mối nối và che phủ bờ ao.
Bước 3: Thi công trải màng HDPE lót hồ tôm
- Trải màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, hãy sử dụng ống cuộn chuyên dụng để trải đều màng theo chiều dài của ao, tránh kéo lê màng trên mặt bằng để hạn chế trầy xước hoặc rách màng.
- Hàn các tấm màng bằng phương pháp hàn nhiệt bằng các dòng máy hàn nhiệt chuyên dụng để tạo ra các mối nối chắc chắn, kín khít, đảm bảo tính chống thấm tuyệt đối cho ao nuôi. Quá trình hàn nhiệt cần được thực hiện bởi thợ có tay nghề để tránh sai sót.
- Sau khi hoàn thành các mối nối, cố định màng bằng cách chôn bích neo (còn gọi là bích neo bờ) dọc theo bờ ao. Bích neo thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, giúp giữ chặt màng và ngăn chặn gió cuốn hoặc sóng đánh làm trôi màng.
- Khi hoàn thành thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm cần kiểm tra thật kỹ lưỡng toàn bộ bề mặt màng để phát hiện và xử lý các điểm rò rỉ tiềm ẩn. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra bằng tia cực tím (UV) hoặc phương pháp đổ nước thử để xác định chính xác các điểm rò rỉ, từ đó xử lý bằng cách hàn nhiệt lại hoặc dán vá bằng miếng vá chuyên dụng.
Đơn vị cung cấp màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm bền
Thi công màng chống thấm HDPE hồ nuôi tôm là kỹ thuật quan trọng giúp bà con nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản, tăng năng suất và lợi nhuận. Vấn đề về thi công kỹ thuật còn đòi hỏi việc sử dụng vật liệu chất lượng cao sẽ đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho hồ nuôi tôm.
Để tìm kiếm đơn vị cung cấp màng chống thấm HDPE cho hồ nuôi tôm chất lượng và bền bỉ, bà con có thể tham khảo đơn vị công ty Bông Sen Vàng.
Bông Sen Vàng là đơn vị chuyên cung cấp các loại màng chống thấm HDPE nhập khẩu và Việt Nam, sở hữu đội ngũ tư vấn và thi công toàn quốc, cam kết sản phẩm có tuổi thọ độ bền chinh sách bảo hành 20 năm. Gọi ngay hotline 0988 916 886 để được tư vấn.
Xem thêm:
Bảng giá bạt nuôi tôm chất liệu HDPE
Đơn vị thi công màng chống thấm HDPE công trình BỀN BỈ
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.