Cách thi công màng chống thấm HDPE cho công trình bền hơn

Thi công màng chống thấm hdpe

Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE là yếu tố quan trọng quyết định liệu công trình có được bền vững hay không trong quá trình sử dụng màng hdpe chống thấm, ngoài ra đội ngũ kỹ thuật thực hiện đảm bảo nhiều kinh nghiệm để khắc phục các sai xót có thể xảy ra.

Cùng Bông Sen Vàng tìm hiểu cách thi công màng chống thấm hdpe đạt chuẩn hiệu quả để công trình sử dụng lâu hơn sẽ có trong bài viết dưới đây.

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE chi tiết

Thi công màng chống thấm hdpe
Ảnh: Thi công màng chống thấm hdpe đơn vị Bông Sen Vàng Group

Phương pháp được lựa chọn là hàn nhiệt. Bởi màng chống thấm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PE hàm lượng cao. Khi đạt được mức nhiệt nhất định, các hạt nhựa này sẽ chảy ra và nối kết 2 tấm màng khác nhau. Có 2 phương pháp hàn thi công màng chống thấm hdpe cơ bản gồm hàn đùn hoặc ép nóng.

Phương pháp hàn đùn: Chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng HDPE mới với tấm HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn ép nóng.

Phương pháp hàn ép nóng: Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm liền kề, ít khi sử dụng để hàn các góc hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng , sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.

Cả 2 phương pháp trên đem đến ưu điểm về độ bền cho công trình, cách thức vận hành đơn giản không quá phức tạp.

Quy trình thi công bạt HDPE
Quy trình thi công màng HDPE

Quy trình thi công màng chống thấm hdpe ở mỗi công trình chống thấm khác nhau, có điểm riêng biệt và điểm chung bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ và lớp bảo vệ màng

Mặt bằng và dụng cụ là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị thi công màng HDPE chống thấm

Đối với mặt bằng thì thi công màng chống thấm HDPE thì phải đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Mặt bằng sạch sẽ, bằng phẳng, nền đất chắc chắn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
  • Nền đất không đọng nước, không có những vật sắc nhọn hoặc tạp chất gây ảnh hưởng tới màng chống thấm như đá, sắt vụn, cành cây,…
  • Đối với những vị trí thay đổi độ cao thì phải bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên.
  • Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước (nước ngầm hoặc nước mưa) để phục vụ công tác thi công.

Thi công màng HDPE phần dụng cụ bao gồm:

  • Máy hàn kép
  • Máy hàn đùn
  • Cọc tre, gỗ
  • Cát
  • Dao kéo
  • Thước đo
  • Bút xóa
  • Kìm, puller
  • Thang dây, dây thừng
Chuẩn bị mặt phẳng thi công màng chống thấm HDPE
Ảnh: Chuẩn bị mặt phẳng trước thi công chống thấm bằng màng HDPE

Tại những vị trí thi công màng chống thấm HDPE có nhiều sỏi đá hay chịu nhiều tác động từ bên ngoài như đá lăn, va chạm vật nổi,… có nguy cơ ảnh hưởng đến màng thì cần thêm lớp bảo vệ màng.

Bên dưới màng sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ sau:

  • Vải địa kỹ thuật: Áp dụng đối với mặt bằng còn mới, sạch sẽ, bằng phẳng.
  • Vải địa kỹ thuật và cát: Áp dụng đối với mặt bằng bị nứt, có nhiều vật nhọn.

Thi công màng chống thấm hdpe phần bên trên màng sử dụng 1 trong 2 lớp bảo vệ sau:

  • Lớp bảo vệ bằng đất: Lựa chọn độ dày tùy theo điều kiện cụ thể.
  • Lớp bảo vệ bê tông cốt thép: Yêu cầu có 1 lớp vải địa kỹ thuật bên dưới màng.
  • Lớp bảo vệ khác: Geocell, Geoweb,…

Tại những vị trí thi công màng chống thấm HDPE có nền đất tốt, không gây nguy hại đến màng thì không cần phủ lớp bảo vệ mà chỉ cần đầm chặt đất, sau đó trải màng HDPE chống thấm lên trên.

Bước 2: Thi công rãnh neo và thi công màng HDPE

Tiến hành đào rãnh neo theo đúng thiết kế của bản vẽ kỹ thuật để chôn mép màng chống thấm.

Lưu ý:

  • Phần vải rãnh neo không được có mối hàn hoặc hình dạng khác thường.
  • Phải bo tròn mép để màng không bị rách khi kéo căng.
Thi công bạt HDPE
Công đoạn Thi công màng nhựa chông thấm HDPE

Trải màng chống thấm HDPE

Công đoạn thi công màng HDPE tiến hành khi đã hoàn thành khâu chuẩn bị và thi công rãnh neo, tiếp theo là 3 bước

  • Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng đạt đủ tiêu chuẩn.
  • Bước 2: Vận chuyển màng và những vật liệu cần thiết tới địa điểm thi công.
  • Bước 3: Trải màng chống thấm lên đúng vị trí cần trải, sau đó tiến hành căn chỉnh cho đúng vị trí và kéo căng tấm màng ra.

Trong quá trình trải màng, người thực hiện phải cẩn thận để không làm màng bị rách, đặc biệt là những loại màng có độ dày nhỏ hơn 0.5mm.

Nếu thời tiết xấu hoặc gặp vấn đề liên quan đến thi công màng chống thấm HDPE thì cần dừng lại cho đến khi giải quyết xong.

Trải màng chống thấm HDPE
Ảnh: Bước căng trải màng HDPE

Hàn màng chống thấm HDPE

Đây là bước gắn kết các tấm màng bằng phương pháp hàn nhiệt. Bên cạnh phương pháp hàn nhiệt còn có phương pháp hàn đùn hoặc hàn khò tùy theo yêu cầu kỹ thuật khi thi công chống thấm bằng màng nhựa HDPE.

Trước khi hàn màng cần lưu ý một số điều sau:

  • Các mối hàn cần thực hiện song song với mái dốc lớn nhất (làm theo phương dọc của mái dốc thay vì phương ngang).
  • Hạn chế mối hàn tại những vị trí khó hàn.
  • Mối hàn ngang không dài quá 1.5m tại chân của mái taluy. Đối với mái có độ dốc nhỏ hơn 10% thì không sử dụng quy tắc này.
  • Mối hàn chữ thập có thể thực hiện tại cuối tấm màng và cắt theo góc 45 độ.

Bước 3: Kiểm tra và giám sát

Kiểm tra và giám sát
Kiểm tra và giám sát

Kiểm tra

Bước cuối cùng trong quá trình thi công màng chống thấm HDPE là kiểm tra và rà soát mặt bằng, tình trạng của màng và các mối hàn,… có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.

Nếu chưa đáp ứng được yêu cầu của bản thiết kế thì tiến hành khắc phục ngay lập tức để đảm bảo chất lượng của công trình.

Giám sát

Người giám sát kiểm tra toàn bộ khu vực thi công màng hdpe, khi phát hiện lỗi thì dùng bút đánh dấu để tiến hành sửa chữa.

Trước khi sửa mối hàn thì phải làm sạch và khô màng. Những miếng hàn và hàn đính cần hàn trùm bên ngoài mối hàn ít nhất là 100mm và vá theo hình tròn được đánh dấu

Sau khi sửa chữa các lỗi hàn thi công màng hdpe thì kiểm định theo phương pháp không phá hủy. Nếu kiểm định không đạt thì tiến hành sửa chữa và kiểm định lại đến khi đạt yêu cầu.

Kiểm định mối hàn không phá hủy

  • Tái kiểm tra mối hàn bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Nếu rãnh không khí đang chịu áp suất thì trải ngang mối hàn rồi nghe để xác định lỗ thủng hoặc quét nước xà phòng lên rìa mối hàn.
  • Tái kiểm định mối hàn cho đến khi tìm được lỗ thủng.
  • Áp dụng phương pháp hàn đùn để sửa lỗ thủng khi thi công màng chống thấm HDPE, sau đó kiểm định chân không.
  • Nếu mối hàn tại rãnh không khí được hàn kín và không xuất hiện vấn đề gì khác thì kiểm định chân không không được chấp nhận.
Kiểm tra sau thi công màng chống thấm HDPE
Ảnh: Kiểm tra sau thi công màng chống thấm HDPE

Kiểm định mối hàn phá hủy

  • Phương pháp thi công này được thực hiện tại những vị trí được chọn để kiểm tra khả năng gắn kết của các mối hàn.
  • Tần suất loại bỏ mối hàn không quá 1 mẫu/2000m dài mối hàn.
  • Cắt 1 mẫu có kích thước 18x18cm có mối hàn giữa.
  • Mẫu hàn cần được đánh số và ghi Mẫu kiểm định phá hủy.
  • Kiểm tra độ ma sát, độ kháng bóc của các mối hàn thông qua 10 mẫu nhỏ có chiều rộng 25.4mm được cắt trực tiếp từ mẫu hàn. 5 mẫu kiểm tra độ ma sát và 5 mẫu hàn kiểm tra độ kháng bóc, đối với mối hàn nóng thì kiểm tra 2 mặt.
  • Đối với dự án dùng máy đo độ căng thì giá trị phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Những lưu ý khi thi công màng chống thấm HDPE

Lưu ý thi công màng HDPE chống thấm
Ảnh: Các lưu ý khi thi công màng HDPE

Trong quá trình thi công màng chống thấm HDPE cần lưu ý một số điều sau:

  • Người thực hiện và giám sát phải cẩn thận trong từng công đoạn thực hiện, kiểm định.
  • Thi công vào những ngày nắng hoặc gió nhiều, tuyệt đối không thi công vào những ngày có thời tiết xấu.
  • Nếu thi công ở vùng đất có kết cấu yếu thì cần lót vải địa kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn.
  • Thiết bị trải màng không gây ảnh hưởng xấu đến nền đất.
  • Ưu tiên sử dụng thiết bị thi công áp lực thấp, tải trọng thấp và sử dụng lốp cao su để không làm màng bị hư hại.
  • Nhân viên trải màng không được đi giày hoặc sử dụng những đồ vật có thể ảnh hưởng đến quá trình trải màng.
  • Khi trải màng tuyệt đối không được hút thuốc và chạy trên bề mặt đã trải.
  • Dừng hoàn toàn việc trải màng khi thời tiết xấu.
  • Trong suốt quá trình thi công màng chống thấm HDPE cần phải chú ý đến khả năng thoát nước của công trường, mặt bằng và kế hoạch thi công.
  • Màng chống thấm cần được hàn lại với nhau ngay sau khi trải, các tấm màng HDPE đã trải cần được đánh dấu hoặc ký hiệu.
  • Đổ đất lên rãnh neo với K ≥ 0.95 ngay sau khi trải màng.
  • Tuân thủ quy cách bản vẽ kỹ thuật để tránh làm hỏng màng.

Đơn vị giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát ngay sau khi trải và hàn màng xuống để phát hiện lỗi và xử lý kịp thời khi thi công công trình.

Bông Sen Vàng chuyên thi công màng chống thấm HDPE toàn quốc

Bông Sen Vàng là cty với kinh nghiệm hơn 10 năm trong trong lĩnh vực tư vấn giải pháp về kỹ thuật chống thấm cung cấp sản phẩm màng chống thấm HDPE nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam, thực hiện cho công trình như: thi công Biogas, bạt lót hồ cá, hồ xử lý chất thải, … khu vực phía Nam như Bình Phước, Long An, Đồng Nai, … và trên toàn quốc.

Quy trình tiếp nhận thông tin tư vấn thi công màng chống thấm HDPE từng bước, tiếp nhận thực địa và lên kế hoạch chi tiết đầy đủ nhất, đưa ra các  vật tư cần thiết tiết kiệm cho nhà đầu tư xây dựng.

Cty Bông Sen Vàng đã thực hiện thành công nhiều dự án trên toàn quốc, tài trợ bởi các nhà tài trợ Quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam cũng như các dự án tự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *