Hướng dẫn cách vá màng chống thấm HDPE BỊ THỦNG

cách vá màng chống thấm HDPE

Trong quá trình sử dụng công trình chống thấm hoặc thi công màng chống thấm HDPE bị lủng làm sao để khắc phục nhanh chóng mà không ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bông Sen Vàng hướng dẫn cách vá màng chống thấm HDPE khi bị thủng một cách nhanh nhất mang lại hiệu quả khắc phục nguy cơ thấm nước nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến công trình.

Bước 1: Kiểm tra vết thủng và chuẩn bị dụng cụ vá

Kiểm tra vết thủng và chuẩn bị dụng cụ vá
Kỹ thuật đang Kiểm tra vết thủng và chuẩn bị dụng cụ vá (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy sản phẩm màng chống thấm HDPE có độ kéo và chịu lực nhưng khi gặp lực tác động quá lớn hay vật nhọn sắt đâm trùng thì Màng chống thấm HDPE sẽ bị thủng dẫn đến hỏng, nếu vá những lỗ hổng này không kịp thời sẽ dẫn đến công trình bị thấm rò rỉ nước.

Màng chống thấm HDPE bị thủng làm sao?

Đáp án trước hết đó là kiểm tra và sẵn sàng dụng cụ để thực hiện vá màng chống thấm HDPE khi bị thủng.

Kiểm tra vết thủng

Trước khi tiến hành vá lỗ hổng của màng chống thấm HDPE, cần thực hiện các kiểm tra như sau:

  • Xác định lỗ hỏn ở đâu và kích thước to hay nhỏ: Kiểm tra kỹ lường khu vực nghi ngờ có rò rỉ và xác định chính xác vị trí, kích thước của lỗ hổng. Có thể sử dụng mắt thường hoặc các thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ việc kiểm tra.
  • Dọn sạch khu vực xung quanh: Loại bỏ tất cả đất, đá, sỏi hoặc các vật liệu khác bám trên bề mặt màng xung quanh lỗ hổng. Bề mặt cần được làm sạch và khô ráo để đảm bảo độ bám dính của vật liệu vá.

Chuẩn bị dụng cụ vá màng

Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho quá trình vá lỗ hổng màng chống thấm HDPE, bao gồm:

  • Mảnh HDPE: Là miếng màng chống thấm HDPE (High-density polyethylene) dùng để làm mảnh vá, yêu cầu mảnh vá cùng loại và chất lượng với màng chính, đồng thời mảnh vá có kích thước lớn hơn so lỗ hổng khoảng từ 10-15cm mỗi chiều.
  • Keo dán chuyên dụng: Là loại keo chịu được nước và bền, keo chuyên dụng cho màng HDPE.
  • Khăn lau sạch: Dùng để lau sạch bề mặt màng trước khi dán.
  • Dao rọc giấy sắc bén: Cắt mảnh vá và làm sạch các cạnh của lỗ hổng.
  • Bàn chải: Dùng để vệ sinh quét sạch bụi bẩn trên bề mặt màng.
  • Lăn nhún (nếu có): Giúp tăng độ bám dính của keo dán.
  • Khò nóng (nếu sử dụng phương pháp hàn nhiệt): Cần thiết cho phương pháp vá lỗ hổng bằng hàn nhiệt.

Bước 2: Chọn 1 trong 2 phương pháp vá lỗ bị thủng

cách vá màng chống thấm HDPE
Kỹ thuật đang vá màng chống thấm HDPE BỊ THỦNG bằng hàn nhiệt (Ảnh nguồn: Internet)

Phương pháp dán keo màng chống thấm HDPE bị thủng

  • Vát cạnh lỗ hổng giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa mảnh vá và màng chính, cải thiện độ bám dính. Dùng dao rọc giấy sắc bén để vát mép ngoài của lỗ hổng theo góc nghiêng 45 độ.
  • Làm sạch bề mặt màng bằng bàn chải loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt màng xung quanh lỗ hổng, sau đó dùng khăn lau sạch bề mặt bằng dung môi thích hợp (theo hướng dẫn của nhà sản xuất keo).
  • Bôi keo dán một lớp mỏng và đều lên cả bề mặt của mảnh vá và khu vực xung quanh lỗ hổng đã được làm sạch.
  • Đặt mảnh vá lên lỗ hổng căn chỉnh sao cho chính xác rồi dùng lực nhẹ ấn đều toàn bộ bề mặt mảnh vá để đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn với màng chính.
  • Ép chặt rồi giữ cố định bằng vật nặng hoặc dụng cụ chuyên dụng để ép chặt mảnh vá vào màng chính trong khoảng thời gian nhất định theo hướng dẫn của nhà sản xuất keo. Thông thường, thời gian giữ cố định có thể dao động từ 24 đến 48 giờ.

Phương pháp hàn nhiệt vá màng chống thấm HDPE thủng

Cách vá màng chống thấm HDPE bị thủng bằng phương pháp hàn nhiệt đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật, lưu ý chỉ nên thực hiện bởi thợ thi công có tay nghề cao và trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng.

  • Cắt màng và chuẩn bị các mép để hàn: Sử dụng dao rọc giấy sắc bén để cắt tỉa gọn các mép xung quanh lỗ hổng. Cắt mảnh vá HDPE với kích thước lớn hơn lỗ hổng khoảng 1-2cm mỗi chiều.
  • Làm sạch bề mặt màng: Làm sạch bề mặt màng xung quanh lỗ hổng và bề mặt của mảnh vá theo quy trình tương tự như phương pháp dán keo.
  • Hàn nhiệt các mép nối: Sử dụng khò nóng chuyên dụng để làm nóng chảy các mép của màng chính và mảnh vá. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ di chuyển của khò nóng theo hướng dẫn của nhà sản
  • Nối mảnh vá: Khi các mép của màng chính và mảnh vá đã nóng chảy, cẩn thận áp sát hai mép vào nhau và giữ cố định cho đến khi nguội và kết dính hoàn toàn.
  • Kiểm tra mối hàn: Sau khi hàn xong, kiểm tra kỹ lưỡng mối hàn để đảm bảo không có khe hở hoặc rò rỉ. Có thể sử dụng máy dò khuyết tật hoặc phương pháp kiểm tra bằng nước để kiểm tra chất lượng mối hàn.
Xem thêm thông tin về 3 Cách hàn màng chống thấm HDPE hiệu quả

Bước 3: Bảo dưỡng sau khi vá màng HDPE

Bảo dưỡng sau khi vá màng chống thấm HDPE
Kiểm tra vết vá và bảo dưỡng sau khi vá màng HDPE (Ảnh nguồn: Internet)

Sau khi vá lỗ thủng của màng chống thấm HDPE, tiếp theo bạn cần thực hiện các biện pháp bảo dưỡng sau khi vá màng chống thấm HDPE để đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả chống thấm của màng khi vá xong:

Kiểm tra lỗ thủng định kỳ: Khi mới vá xong thì nên thường xuyên kiểm tra khu vực xung quanh lỗ hổng đã vá để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng hoặc rò rỉ.

Vệ sinh định kỳ chỗ vá lỗ thủng: bằng dung dịch tẩy rửa phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, rong rêu và các chất bẩn khác.

Bảo vệ khỏi tác động ngoại lực: Tránh để các vật sắc nhọn va đập vào màng HDPE, đặc biệt là khu vực đã vá.

Bông Sen Vàng vừa hướng dẫn cách vá màng chống thấm HDPE bị thủng bằng 2 phương pháp phổ biến hiện nay, hi vọng bài viết hữu ích cho đọc giả.

Giới thiệu về Công Ty Bông Sen Vàng: Chuyên cung cấp màng chống thấm HDPEthi công trên toàn quốc, cung cấp giải pháp chống thấm cho công trình an toàn cho môi trường. Liên hệ 0988 916 886 để được tư vấn báo giá cụ thể.

Xem ngay Báo giá màng chống thấm hdpe 1mm đầy đủ mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *