Ngành nuôi tôm Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng thách thức về chất lượng nước, bệnh tật và hiệu quả sản xuất vẫn là những vấn đề nan giải mà người nuôi tôm phải đối mặt. Để khắc phục những hạn chế này, bạt nuôi tôm HDPE đang được xem là một giải pháp hiệu quả và bền vững.
Mục lục bài viết
Bạt nuôi tôm là gì?
Bạt nuôi tôm là loại bạt phủ lót đáy hồ nuôi tôm được làm bằng chất liệu nhựa HDPE còn gọi là bạt HDPE thành phần Polyethylene cao với khả năng chống thấm tốt, một giải pháp hoàn hảo, mang lại nhiều lợi ích vượt trội để tôm sinh trưởng phát triển, mang đến năng suất nuôi trồng thuỷ sản cho người nuôi.
Thông số kỹ thuật bạt nuôi tôm bằng nhựa HDPE
Độ dày tối thiểu | 0.5 mm |
Độ dày | 0.5 mm; 1 mm; 2 mm;… |
Mật độ | 0.94 g/cc |
Cường độ chịu lực kéo | 28 kN/m |
Cường độ chịu lực tại điểm uốn | 15kN/m |
Dẫn dài khi đứt | 700% |
Dẫn dài tại điểm uốn | 13% |
Cường độ kháng xé | 130N |
Ưu điểm của bạt nuôi tôm
Các ưu điểm của bạt nuôi tôm chất liệu nhựa HDPE:
Độ bền cao
Bạt lót hồ HDPE có chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng độ bền cao, có thể sử dụng lên tới 20 năm, giúp tiết kiệm chi phí dài hạn và giảm thiểu việc cải tạo ao nuôi. Ngoài ra, việc thi công bạt rất dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức cho người nuôi tôm.
Chống thấm và kháng tia cực tím
Với khả năng chống thấm nước tối ưu, bạt nuôi tôm HDPE giúp duy trì mực nước ổn định, giảm thiểu lượng nước thấm vào đất và tiết kiệm tiền nước bổ sung vào hồ. Đặc biệt, bạt HDPE lót hồ nuôi tôm có khả năng kháng tia cực tím, bảo vệ tôm khỏi tác động có hại của ánh nắng mặt trời, nâng cao chất lượng nuôi tôm.
Thân thiện môi trường
Bạt nuôi tôm HDPE thân thiện với môi trường và có thể tái sản xuất, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời, bạt tạo ra môi trường nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo độ pH của nước và ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, nâng cao chất lượng cho tôm nuôi.
Dễ dàng vệ sinh và cải tạo
Bề mặt bạt lót hồ HDPE trơn nên rất dễ dàng loại bỏ cặn bã và tác nhân gây bệnh, cải thiện điều kiện sống cho tôm và tăng năng suất nuôi.
Với các ưu điểm này, bạt lót hồ HDPE chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu cho người nuôi tôm hiện nay.
Bảng giá bạt nuôi tôm chất liệu HDPE
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp màng bạt lót hồ, Bông Sen Vàng Group tự hào là nhà phân phối bạt nuôi tôm hàng đầu tại Việt Nam với mức giá cực kỳ ưu đãi:
Độ dày (mm) | Giá (đồng/m2) |
0,3 | 14.000 |
0,5 | 23.000 |
0,75 | 35.000 |
1 | 45.000 |
Với khả năng chống thấm tuyệt đối, độ bền cao và thân thiện với môi trường, bạt nuôi tôm HDPE giúp nâng cao chất lượng nước, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất. Liên hệ ngay với Bông Sen Vàng Group để được tư vấn và sử dụng bạt lót hồ nuôi tôm với giá ưu đãi.
Vai trò của bạt nuôi tôm
Duy trì chất lượng nước hồ nuôi
Bạt lót ngăn cản nước trong hồ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, hạn chế tình trạng độ pH trong nước thấp, đặc biệt trong mùa mưa lớn. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình nuôi tôm, giúp người nuôi dễ dàng quản lý hệ thống nuôi mà không lo lắng về tác động tiêu cực từ đáy đất.
Ngoài ra, bạt còn kiểm soát quá trình thoát nước, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn từ các khu vực lân cận, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống nuôi tôm và bảo vệ tôm khỏi nước mặn không mong muốn.
Tiết kiệm chi phí, tăng giá trị sản lượng
Sử dụng bạt nuôi tôm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình làm sạch và chuẩn bị ao cho mùa vụ mới, không cần loại bỏ đất bùn mỗi lần đổi mùa. Đồng thời giảm tình trạng xói mòn bờ ao, chi phí bảo trì và sửa chữa, mang lại lợi ích dài hạn và tăng tính bền vững của hệ thống nuôi.
Giảm rủi ro bệnh
Nuôi tôm theo phương pháp truyền thống gặp khá nhiều khó khăn như khả năng thoát nước kém, đáy ao không được làm khô đúng cách có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, tăng nguy cơ lây nhiễm cho tôm ở mùa sau,…
Còn khi sử dụng bạt lót hồ tôm sẽ ngăn chặn bùn đáy tích tụ, đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho tôm, giảm rủi ro bệnh và nâng cao chất lượng nuôi trồng.
Thi công bạt lót hồ nuôi tôm
Quá trình lót bạt nuôi tôm bao gồm 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đầu tiên, bạn cần ước tính quy mô và sản lượng mục tiêu để đào hồ theo kích thước phù hợp. Khi đào đất xong thì tiến hành dọn dẹp bề mặt hồ, làm phẳng và loại bỏ các vật sắc nhọn có thể làm rách bạt. Đáy hồ cần được thi công phù hợp với kích thước hồ, các rãnh neo phải được đào đúng độ sâu, độ rộng theo thiết kế.
Bước 2: Trải bạt
Trải bạt nuôi tôm lên bề mặt hồ và cố định dọc theo thành hồ tôm. Chôn bạt vào các rãnh và lấp đất phủ lên trên.
Bước 3: Hàn bạt
Có ba phương pháp hàn bạt chính thường được sử dụng trong thi công hồ tôm là: hàn ép nóng, hàn khò và hàn đùn. Sau khi hàn xong, cần kiểm tra lại các vị trí mối hàn để đảm bảo không bị hở hay lỗi.
Thực hiện đúng 3 bước cơ bản này sẽ giúp bạn thi công hồ tôm đạt hiệu quả cao, bảo vệ tốt nguồn nước và đảm bảo sự phát triển bền vững cho tôm nuôi.
Lưu ý: Trong quá trình thi công không được hút thuốc, mang giày đế cứng hay sử dụng các vật nhọn có thể làm rách hoặc cháy bạt.
Lời kết
Bạt nuôi tôm HDPE giúp duy trì chất lượng nước, giảm rủi ro bệnh tật, tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị sản lượng. Với quy trình thi công chuẩn xác, bạn sẽ đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm, giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Hãy lựa chọn bạt nuôi tôm HDPE để đầu tư cho sự phát triển bền vững và thành công của bạn.
Xem thêm các nội dung liên quan
Tìm hiểu bạt lót hồ cá ứng dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản
Các Tiêu chuẩn màng chống thấm HDPE để làm bạt nuôi tôm
Bảng giá màng chống thấm HDPE theo độ dày để làm bạt nuôi tôm
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.