Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Nguyên nhân 3 cách xử lý

tran-nha-bi-nut

Trần nhà bị nứt ngang hay dọc có thể gây ra những nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của những người bên trong. Vậy nguyên nhân nứt góc trần nhà là gì? Nhà mới xây bị nứt trần có nguy hiểm không? Vết nứt cho phép của bê tông là bao nhiêu? Làm sao để xử lý trần nhà bị nứt? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết hôm nay nhé!

Nứt trần nhà có nguy hiểm không?

Nứt trần nhà gây nguy hiểm cho sự an toàn của bạn và gia đình khi trần nhà xuất hiện vết nứt lớn, rộng, có dấu hiệu suy yếu về cấu trúc gây sụp đổ từ trần xuống nền, trường hợp khác tuy không nguy hiểm nhưng gây ra vết ố kèm nấm mốc rong rêu gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ngôi nhà

Nhà mới xây bị nứt trần có nguy hiểm không? Câu trả lời là vì trần nhà bị nứt sẽ tạo ra những mối nguy hại cho tài sản cũng như tính mạng của con người. Tuy nhiên, mức độ gây ra thiệt hại còn tùy thuộc vào tình trạng của vết nứt. Tiêu chuẩn cho phép của vết nứt là:

Vị trí vết nứt Vết nứt cho phép của bê tông
Vết nứt dầm, sàn bị võng <1mm
Vùng giữa phần nhịp của dầm chịu kéo <0.5mm
Vết nứt vì lực cắt <0.4mm
Vết nứt cốt thép của dầm, sàn bị ăn mòn <1mm

Một số dạng trần nhà bị nứt thường gặp là:

  • Vết nứt nhỏ (vết nứt vữa): chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của ngôi nhà cứ không phát triển thêm và tác động tới kết cấu bên trong.
  • Vết nứt dài, rộng (vết nứt bê tông): ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu của ngôi nhà, nếu không xử lý nhanh thì sẽ đe dọa sự an toàn của những người sống bên trong.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Nguyên nhân nứt góc trần nhà
Ảnh: trần nhà bị nứt ( Sưu tầm)

4 nguyên nhân nứt góc trần nhà hay gặp khá phổ biến như: địa hình, kỹ thuật xây, quy trình chống thấm và ngoại cảnh môi trường.

Địa chất không ổn định

Nếu móng nhà ở vị trí không ổn định (VD: nửa ở góc ao, nửa ở đất liền) thì gia công không đều giữa các cột khiến sự lún móng không đồng đều và nhà sẽ bị nghiêng về một phía. Lúc này, nguyên nhân trần nhà bị nứt ngang – dọc bất định là địa chất không vững chắc.

Kỹ thuật xây dựng kém

  • Gia cố, đóng cọc, xử lý nền móng, giằng móng sai kỹ thuật.
  • Chất lượng bê tông không đảm bảo, cường độ chịu nén thấp, mác bê tông không đủ.
  • Chất lượng cốt thép thấp, quá thưa hoặc quá rộng.
  • Xây dựng, gia cố công trình vượt quá sự chịu đựng của nền móng.

Chống thấm sai kỹ thuật

  • Kỹ thuật thi công chống thấm thấp
  • Phương pháp thi công chưa đúng quy trình
  • Sử dụng vật liệu chống thấm không chất lượng
  • Bỏ qua khâu chống thấm trần nhà

Tác động của ngoại cảnh

  • Bị đâm đụng
  • Bị thấm nước
  • Lớp vữa tô co ngót
  • Dư chấn động đất
  • Nhà bên cạnh xây dựng,…
Xem thêm: 7 cách chống thấm trần nhà hiệu quả tiết kiệm chi phí

Cách xử lý trần nhà bị nứt đơn giản, nhanh chóng

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt đơn giản, nhanh

Nếu trần nhà bị nứt thì bạn không nên tự xử lý tại nhà mà cần tìm đến những đơn vị thi công uy tín để khắc phục. Thông thường, các đơn vị thi công xử lý trần nhà bị nứt sẽ sử dụng các cách khắc phục trần nhà bị nứt bằng chống thấm:

Cách 1: Chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách bơm keo

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: máy bơm keo áp lực, kim bơm, máy mài, máy thổi bụi, keo xử lý vết nứt,…Thực hiện cách xử lý trần nhà bị nứt với các bước:

  • Bước 1: Dọn dẹp bề mặt sạch sẽ và dùng keo trám toàn bộ vết nứt.
  • Bước 2: Khoan lỗ cách vết nứt khoảng 5 – 10cm với góc xiên 45 độ và sâu 20 – 25cm.
  • Bước 3: Sử dụng máy thổi bụi và đưa kim bơm keo vào lỗ khoan.
  • Bước 4: Khi bơm đầy keo vào lỗ khoan thì rút kim ra và trám vá lại bằng vữa.
  • Bước 5: Sau 12 ngày thì khoan rút lõi lấy mẫu đem đi thí nghiệm cường độ. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì nghiệm thu và bàn giao công trình.

Cách 2: Chống thấm trần nhà bị nứt bằng xi lanh

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt và đục tẩy hết lớp vữa trát (nếu có), sau đó xác định kích thước của vết nứt bằng thước đo.
  • Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh (khoảng cách giữa các vị trí từ 15 – 20cm).
  • Bước 3: Dùng keo epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa vào vị trí được đánh dấu. Tiếp theo trám dọc vết nứt đã được gán bát nhựa bằng keo SL 1401.
  • Bước 4: Khi keo khô thì gắn xi lanh vào bát và bơm dung dịch keo Sl 1400 vào, bơm đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại.
  • Bước 5: Sau khi bơm từ 3 – 4 giờ, keo epoxy đã đủ đông cứng nên bạn có thể rút xi lanh ra và trà nhàm, làm phẳng trần nhà bị nứt thấm nước.
  • Bước 6: Bàn giao công trình và có thể đưa vào sử dụng ngay lập tức.

Cách 3: Chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách cắ

Cách 3: Chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách cắt bề mặt hình chữ V

Nếu vết nứt xuất hiện nhiều ở lớp trát vữa và có độ rộng <1mm thì bạn có thể thực hiện theo quy trình sau để khắc phục:

  • Bước 1: Xác định chính xác vị trí vết nứt trần nhà.
  • Bước 2: Đục gạch tại các vị trí vết nứt và đục đến khi vết nứt kết thúc thì thôi.
  • Bước 3: Dùng máy mài bê tông cầm tay để làm vết nứt hiện rõ ràng hơn, sau đó dùng máy cắt cắt ra 2 bên theo hình chữ V với độ sâu khoảng 2 – 3cm.
  • Bước 4: Vệ sinh vết nứt trần nhà sau khi cắt.
  • Bước 5: Dùng hồ dầu kết nối (xi măng trộn nước, phụ gia Latex) tưới lên vết nứt, tiếp theo rải lưới thủy tinh lên lớp chống thấm chưa khô.
  • Bước 6: Quét thêm từ 1 – 2 lớp, đợi khô thì láng vữa và lát gạch.
  • Bước 7: Ngâm nước kiểm tra và bàn giao công trình nếu đạt.

Những điều cần lưu ý khi xử lý trần nhà bị nứt

Để cách khắc phục nứt có trần nhà phát huy hiệu quả tối đa thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cách xử lý trần nhà bị nứt phù hợp, đối với vết nứt ở mức độ nhẹ thì có thể sử dụng những giải pháp như keo chống thấm, sơn chống thấm,… để tiết kiệm chi phí.
  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để quá trình khắc phục vết nứt trần nhà nhanh chóng, an toàn.

Trên đây là 3 cách xử lý trần nhà bị nứt thường được các đơn vị thi công sử dụng. Hy vọng bạn sẽ tìm được cách xử lý phù hợp với công trình của mình trong thời gian sớm nhất.

Đọc thêm topic liên quan

Nguyên nhân trần thạch cao bị ngấm nước

Nguyên nhân và xử lý Tường nhà bị nứt dọc

9 cách xử lý tường ẩm mốc ít tốn kém mà hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *