Chất thải nguy hại đem đến khả năng gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi hay môi trường, cụ thể như dẫn đến lây nhiễm bệnh, nhiễm phóng xạ, gây cháy nổ, ngộ độc nếu chúng ta không nhận biết được và có biện pháp loại bỏ xử lý chất thải đúng cách.
Vậy chất thải nguy hại là gì có bao nhiêu loại? Quy định và quy trình cách xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn sẽ có ngay trong bài viết sau đây!
Mục lục bài viết
Thế nào là chất thải gây nguy hại
Chất thải nguy hại là chất chứa các thành phần gây độc hại tác động đến môi trường cuộc sống và sức khoẻ con người. Các chất thải đó có thể là hóa chất độc, kim loại nặng, chất phóng xạ, hoặc các chất gây ô nhiễm khác.
Cách nhận biết chất thải nguy hại là các loại như hóa chất công nghiệp cũ, thuốc trừ sâu, chất dẻo, thuốc nhuộm, dung môi, bình gas hỏng, bateri hỏng, thiết bị điện tử cũ, và nhiều loại phế liệu khác.
Chất thải có bao nhiêu loại
Hiện tại cơ sở pháp lý về quản lý chất thải gây nguy hại gồm nội dụng Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014 số 55/2014/QH13 (thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường năm 2020) và đi kèm là ghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu giữ chất thải
Quy định về phân loại chất thải nguy hại (Viết tắt CTNH), doanh nghiệp dựa theo Phụ Lục 1 – Danh mục chất thải nguy hại (Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại)
Quy định về riêng cho mỗi loại chất thải độc hại có mã số, được gọi là mã chất thải. Dựa vào tính chất gây hại và căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thì phân loại chất thải nguy hại bao gồm:
- Nguồn từ ngành các ngành khai thác tự nhiên, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
- Nguồn từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ hoặc hữu cơ
- Nguồn từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
- Nguồn từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng hoặc thủy tinh.
- Nguồn từ công đoạn xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.
- Nguồn từ sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.
- Từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.
- Nguồn từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
- Nguồn thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.
- Từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)
- Chất thải nguy hại từ từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Chất thải từ sinh hoạt hộ gia đình
- Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.
- Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
Quy định về vận chuyển các loại chất thải gây nguy hại
- Cách thức vận chuyển chất thải nguy hại đòi hỏi bằng những phương tiện cùng thiết bị chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải.
- Khi di chuyển bằng phương tiện vận chuyển cần gắng lắp đặt thiết bị định vị, đi theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối tượng được phép vận chuyển chất thải
- Chủ nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại yêu cầu có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Các cơ sở được cấp giấy phép của môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
Quy định về trách nhiệm đơn vị tạo chất thải
Tại điều 83 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chủ nguồn thải nguy hại đảm nhận một loạt trách nhiệm theo quy định:
- Trình bày khai báo thông tin chính xác về loại và khối lượng chất thải trong hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường.
- Tiến hành phân loại chất thải nguy hại cẩn thận, đảm bảo không gây sự nhầm lẫn với chất thải không nguy hại để tránh ô nhiễm môi trường.
- Tự thực hiện các biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý hoặc thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật.
3 phương pháp xử lý chất thải đúng quy trình an toàn
Quy định về xử lý chất thải nguy hại theo khoản 1 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020, áp dụng cách xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Với 3 cách xử lý chất thải nguy hại sau đây giúp đơn vị cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tuân thủ quy định và góp phần làm môi trường hạn chế không ô nhiễm bởi chất thải
Xử lý bằng phương pháp đốt
Xử lý chất thải bằng cách đốt được áp dụng bởi đây là phương pháp phổ biến để giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải nguy hại đối với môi trường.
Bước 1: Chất thải được đặt vào lò đốt cháy, nơi chúng sẽ chịu nhiệt độ rất cao. Quá trình đốt cháy sẽ phân hủy chất thải thành các thành phần cơ bản như khí, tro, và tro bay.
Bước 2: Kiểm soát nhiệt độ và khí thải đảm bảo quá trình đốt diễn ra một cách hiệu quả và an toàn, nên khí thải sau quá trình đốt cháy cần phải được xử lý để loại bỏ các hợp chất độc hại trước khi thải ra môi trường.
Bước 3: Sau khi đốt chất thải nguy hại phần tro được thu thập bằng các hệ thống lọc và hệ thống thu gom để đảm bảo chúng không lan ra môi trường.
Phương pháp ổn định hoá rắn
Xử lý chất thải bằng phương pháp ổn định hoá rắn còn gọi Solidification/Stabilization là cách để giảm thiểu nguy cơ gây hại của chất thải nguy hại bằng cách biến chúng thành một hợp chất vững chắc hơn và ít dễ bay hơi.
- Chọn vật liệu ổn định hóa thường là xi măng, vôi, tro bay kết hợp với chất thải tạo thành một hỗn hợp. Quá trình này thường được thực hiện trong các nhà máy xử lý chất thải hoặc các cơ sở có trang thiết bị phù hợp.
- Quá trình trộn và ổn định hóa hỗn hợp chất thải và vật liệu ổn định hóa nói trên, và có thể bao gồm thêm các phụ gia để tăng khả năng ổn định
Phương pháp tái chế
Cách xử lý chất thải nguy hại bằng tái chế là chuyển đổi thành sản phẩm mới có giá trị sử dụng hoặc tái sử dụng, giúp giảm thiểu sự tiêu thụ tài nguyên tự nhiên và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Bước 1: Phân loại để xác định tính chất cụ thể của từng loại chất thải nên giữ hay nên bỏ đi
Bước 2: Tách chất thải thành nguyên liệu tái chế
Bước 3: Nguyên liệu tái chế được chế biến để tạo ra sản phẩm mới hoặc nguyên liệu sử dụng. Ví dụ, kim loại tái chế có thể được chế tạo thành sản phẩm mới như đồ gia dụng hoặc thành nguyên liệu mới để sản xuất.
Bài viết trên vừa chia sẻ các thông tin về chất thải nguy hại gồm: quy định lưu trữ, vận chuyển và các phương pháp xử lý chất thải đảm bảo cho môi trường sống, con người. Ngoài ra đơn vị sản xuất kinh doanh có thể sử dụng sản phẩm màng chống thấm hdpe xử lý nước thải cung cấp bởi đơn vị Bông Sen Vàng Group.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi heo nái heo con và heo thịt
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.