Nên chống thấm nhà máy bằng màng HDPE, nilon hay giấy dầu?

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE, nilon lót hay giấy dầu là một thắc mắc của rất nhiều người khi lựa chọn vật liệu chống thấm cho công trình. Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo bài viết ở ngay dưới đây nhé!

Tình hình sử dụng vật liệu chống thấm tại nhà máy

Hiện nay, gần 70% dự án nhà xưởng sử dụng màng HDPE, nilon lót hoặc giấy dầu để chống thấm cho công trình, đặc biệt khi đổ bê tông thì cần lắp đặt màng chống thấm để chống rút nước. Lúc này, lựa chọn hàng đầu sẽ là màng HDPE hoặc nilon lót tùy vào ngân sách của chủ dự án.

Đối với những công trình đặc biệt như nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất thì chắc chắn phải dùng màng HDPE độ dày từ 1.0mm trở lên để đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Có nên chống thấm nhà máy bằng màng HDPE
Tình hình sử dụng vật liệu chống thấm tại nhà máy

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE, nilon lót hay giấy dầu?

Giống nhau:

Cả 3 loại vật liệu này đều dùng để chống thấm cho công trình.

Khác nhau:

Dựa trên những tiêu chí so sánh dưới đây thì ta có thể biết được loại vật liệu nào tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình:

Tiêu chíMàng HDPENilon lótGiấy dầu
Nguyên liệuPE hàm lượng cao, ít tạp chấtPE hàm lượng trung bình kèm nhiều chất độnNhựa đường, bột đá và phụ gia
Khổ4m – 8m1m – 4m1m
Độ dày0.5mm – 2.0mm0.015mm – 0.15mm0.3mm
Màu sắcĐen bóngTrắng hoặc đenĐen nhám
Nơi sản xuấtViệt Nam, Ấn Độ,…Việt NamViệt Nam
Khả năng chống thấmCực tốtTốtTốt
Khả năng bị ráchThấpCaoThấp
Độ bềnCaoPE trắng có độ bền cao
PE đen(tái chế) ít bền hơn
Thấp hơn màng HDPE
Giá thànhCaoRẻTrung bình
Vận chuyểnBằng xe tải lớnDễ dàngDễ dàng
Ứng dụngDự án lớnDự án dân dụngDự án công viên, bê tông

Qua bảng so sánh chi tiết ở trên, ta có thể thấy rằng chống thấm nhà máy bằng màng HDPE có một số điểm vượt trội hơn so với 2 vật liệu còn lại. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều người lại chọn màng HDPE để chống thấm cho công trình của mình.

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE mang lại những lợi ích gì?

Những lợi ích khi chống thấm nhà máy bằng màng HDPE
Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE mang lại những lợi ích gì?
  • Chống thấm nước, hóa chất: Màng chống thấm HDPE được làm từ các hạt nhựa HDPE (High-density polyethylene) polyethylene (97.5%) mật độ cao và hạt carbon đen (2.5%) nên sẽ ngăn chặn sự thẩm thấu của nước, hóa chất hoặc chất lỏng khác từ môi trường bên ngoài vào bên trong nhà xưởng.
  • Độ bền và độ dẻo dai: Đặc tính này cho phép màng HDPE chịu được các tác động cơ học và hóa học từ quá trình sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà máy hoạt động trong các ngành công nghiệp như hóa chất, xử lý chất thải, hay sản xuất sản phẩm y tế,…
  • Dễ lắp đặt và sử dụng: Màng HDPE có khối lượng nhẹ và linh hoạt nên dễ dàng lắp đặt và cắt theo kích thước của nền nhà xưởng. Ngoài ra, chống thấm nhà máy bằng màng HDPE cũng thuận tiện hơn cho việc bảo trì và vệ sinh định kỳ.
  • Ứng dụng đa dạng: Màng chống thấm HDPE có thể được sử dụng cho nhiều loại công trình khác nhau như nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, lưu trữ và nhiều ngành công nghiệp khác.
  • Tiết kiệm nước và tài nguyên: Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE giúp giảm lượng nước tiêu thụ và duy trì sự bền vững trong việc sử dụng tài nguyên tự nhiên.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Màng chống thấm ngăn chặn nước thải thấm qua nền nhà, từ đó tạo ra một hệ thống thu gom và xử lý nước thải hiệu quả, hạn chế gây ra những ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Màng HDPE có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sản xuất an toàn tại nhà máy, đồng thời nó còn ngăn chặn nước thải, hóa chất thoát ra ngoài, giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường xung quanh.

Quy trình chống thấm nhà máy bằng màng HDPE

Thi công màng chống thấm HDPE cho nhà máy
Quy trình chống thấm nhà máy bằng màng HDPE

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE là quá trình áp dụng các biện pháp và vật liệu màng HDPE nhằm ngăn chặn sự thẩm thấu, rò rỉ của chất lỏng và hóa chất để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường

Quy trình chống thấm nhà máy bao gồm các giai đoạn sau:

  • Đánh giá và xác định yêu cầu: Đầu tiên, phân tích và đánh giá các yêu cầu chống thấm của nhà máy bao gồm xác định chất lỏng, hóa chất cần được kiểm soát, đánh giá môi trường làm việc và các tiêu chuẩn an toàn của nhà máy.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp: Dựa trên yêu cầu và điều kiện cụ thể của nhà máy, lựa chọn vật liệu chống thấm nhà máy bằng màng HDPE, màng PVC, giấy dầu,…
  • Thiết kế hệ thống chống thấm: Xác định kết cấu và phương pháp thi công để đảm bảo tính chất kín của hệ thống.
  • Thi công, lắp đặt: Các phương pháp thi công bao gồm: hàn, nối và che phủ vật liệu chống thấm trên các bề mặt cần chống thấm.
  • Kiểm tra, bảo trì: Sau khi hoàn thành những bước trên, bộ phận thi công tiến hành kiểm tra lại toàn bộ để đảm bảo tính chống thấm hiệu quả. Ngoài ra, thực hiện bảo trì định kỳ và sửa chữa những hỏng hóc nếu có trong quá trình sử dụng.

Chống thấm nhà máy bằng màng HDPE là một công việc phức tạp, đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm nên chỉ có những đơn vị thi công màng HDPE uy tín như Bông Sen Vàng Group mới có thể thực hiện được.

Nếu bạn cần chống thấm nhà máy bằng màng HDPE thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Xem thêm

So sánh giấy dầu chống thấm và màng HDPE

Tiêu chuẩn màng chống thấm hdpe dày 1.5mm công trình nào

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *