Hiện nay, bạt làm bằng chất liệu nhựa hdpe thường được dùng để lót và phủ hầm biogas nhằm thu được lượng khí tốt và chất lượng trong nông nghiệp, bởi vì bạt biogas giúp bảo vệ môi trường. Cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu các bước thi công Biogas đúng kỹ thuật tối ưu hóa về về lợi ích kinh tế.
Mục lục bài viết
Hầm biogas là gì?
Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE là hầm biogas một hệ thống lưu trữ chất thải và sản xuất khí bioga CH4 sinh học dùng để cung cấp năng lượng đốt phục vụ đời sống, hầm được lót phủ bạt làm bằng chất liệu nhựa chống thấm cao cấp HDPE High-density polyethylene mật độ cao, ngăn khí bay ra ngoài bảo vệ môi trường.
Thi công Biogas với mục đích sử dụng để phân hủy chất hữu cơ và sản xuất khí sinh học (biogas). Quá trình này xảy ra trong một môi trường không khí ít oxi hóa được gọi là môi trường anaerobic, trong đó vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong chất thải sinh học.
Hạng mục thi công hầm Biogas là ứng dụng màng chống thấm HDPE trong quản lý chất thải hay thường được sử dụng trong các dự án phân hủy chất thải hữu cơ như chất thải hộ gia đình, chất thải nông nghiệp, chất thải từ nhà máy chế biến thực phẩm và chất thải từ trang trại.
Biogas được sản xuất trong quá trình phân hủy có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng thay thế hoặc sản xuất điện và nhiệt.
Vì sao nên làm hầm biogas bằng bạt?
Bạt biogas là loại bạt lót che phủ cho hầm Biogas phân huỷ xử lý chất thải và chứa khí Bioga nhiên liệu đốt phục vụ đời sống, ứng dụng trong các trang trại chăn nuôi, làm từ bạt nhựa HDPE High-density polyethylene khả năng chống thấm tốt, ngăn chặn khí Bioga thất thoát ra ngoài để bảo vệ môi trường sống của con người.
So với làm hầm biogas bằng gạch thì thi công biogas bằng lót bạt sẽ tiết kiệm chi phí và có thiết kế linh hoạt với quy mô của trang trại. Ngoài ra, bạt biogas còn sở hữu một số ưu điểm như:
- Che kín bề mặt hầm, tạo ra một môi trường kín không khí, giúp duy trì điều kiện anaerobic trong hầm. từ đó phân hủy chất thải chăn nuôi và sinh ra khí biogas.
- Ngăn chặn sự thất thoát khí biogas và giữ cho nhiệt độ bên trong hầm ổn định.
- Thi công hầm Biogas giúp chống thấm nước, chống chịu tác động từ môi trường tốt, chống oxy hóa và tia UV.
- Trơ với các chất hóa học và không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, mối mọt,…
- Độ bền cao hơn composite nhưng giá thành và chi phí lắp đặt lại cạnh tranh hơn, phù hợp với những trang trại chăn nuôi lớn.
- Quy trình thi công Biogas bằng bạt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
Cấu tạo hầm biogas phủ bạt
Hầm phủ bạt Biogas được tạo thành bởi nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo chất thải phân hủy và tạo thành khí biogas:
- Bể nhận chất thải: duy trì áp lực và điều hòa quá trình phân hủy trong hầm.
- Bạt được làm từ những hạt nhựa nguyên sinh HDPE cao cấp (bạt chống thấm HDPE) nên chống thấm tốt, có thể sử dụng đến hàng chục năm.
- Bể lắng: phân giải và lưu trữ khí.
- Ống dẫn chất thải: nhận chất thải từ chuồng trại, khu vệ sinh rồi chuyển sang bể tiếp theo.
- Ống dẫn nước thải nối các bể biogas: nối các bể lại với nhau để luân chuyển khí gas.
- Hệ thống hồ gas: gồm hố nạp, hố trộn, hố thu bùn, hố hồi lưu,…
- Song chắn rác: ngăn rác thải đọng lại trong hầm biogas.
Việc thi công biogas đảm bảo các phần cấu tạo kể trên đúng kỹ thuật phù hợp để với trang trại quy mô vừa và nhỏ hoặc hộ gia đình.
Thi công hầm Biogas bằng bạt phủ mang lại lợi ích gì
Bảo vệ môi trường
Hầm phủ bạt biogas sẽ làm giảm tối đa mùi hôi từ chất thải của động vật hoặc rác thải của các nhà máy chế biến, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường sinh sống.
Đồng thời, những yếu tố như ruồi muỗi, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại sẽ được khống chế và ngăn chặn một cách hiệu quả, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường sau khi hệ thống trang trại lớn thi công Biogas.
Đặc biệt, hầm biogas phủ bạt nhựa sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Lợi ích kinh tế
Thay vì tốn thời gian cho việc dọn dẹp chuồng trại, rác thải rồi không biết xử lý như thế nào thi công hầm biogas phủ bạt biogas sẽ giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, nó còn giúp lưu giữ và bảo quản lượng lớn chất thải, tạo ra nguồn lợi lớn cho chủ trang trại.
Những khí được sinh ra từ hầm biogas, đặc biệt là metan sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu trong hoạt động chế biến, vận hành máy móc thiết bị, đun nấu thực phẩm,…
Thi công Biogas lấy khí thì phần chất thải còn lại có thể làm phân bón cho cây trồng.
Thông qua việc thi công hầm biogas phủ bạt, bạn có thể tận dụng tối đa chất thải của động vật để mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
6 bước thi công biogas đúng kỹ thuật
Quy trình thi công biogas bằng bạt được thực hiện theo 6 bước như sau:
Bước 1: Đào hầm
Dựa vào diện tích đất, quy mô chăn nuôi và lượng chất thải hàng để xác định kích thước, chiều sâu, chiều rộng, chiều ngang của hầm và tiến hành đào.
Bước 2: Chuẩn bị
- Mặt bằng: Sau khi đào xong hầm thì đầm chặt bề mặt, dọn dẹp rác thải và các vật nhọn (nếu có). Công tác chuẩn bị cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng để tránh gây ra những tổn hại cho bạt trong quá trình sử dụng.
- Vật liệu: các tấm bạt và máy hàn chuyên dụng.
Bước 3: Đào rãnh neo chôn bạt
Rãnh neo trong thi công Biogas giúp giữ và cố định bạt, hạn chế trường hợp bạt bị lệch hoặc đùn.
Bước 4: Lót đáy hầm biogas bằng bạt nhựa
Trải bạt lót hầm và hàn nối các tấm bạt lại với nhau nếu kích thước hầm quá lớn. Sau khi trải xong thì chôn bạt theo rãnh neo để cố định bạt biogas.
Bước 5: Lắp đặt ống ra – vào hầm biogas
Lắp đặt ống cấp thải, ống hút cặn, ống thu khí theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Vật liệu ống có thể là PVC hoặc HDPE.
Bước 6: Phủ nổi bạt biogas
Hoàn tất quá trình thi công Biogas với bước cuối phủ bạt lên trên để tạo thành hầm biogas khép kín, sau đó đặt phao nổi để tạo khí.
Một số lưu ý khi thi công hầm biogas bằng bạt
Trong quá trình thi công Biogas bằng cách lót bạt, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chọn loại bạt biogas có độ dày phù hợp: phần bạt lót đầy hầm ít chịu tác động của áp suất khí nên chọn độ dày từ 0.5 – 0.75mm, phần bạt phủ chịu lực đẩy của khí biogas nên có độ dày trên 1mm.
Bảo trì hầm định kỳ: Nên bảo trì hầm phủ bạt định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, vấn đề có thể xảy ra.
Kiểm soát chất lượng bạt: Để đảm bảo hầm biogas vận hành, bạn cần kiểm soát chất lượng chặt chẽ khi thi công biogas, đặc biệt là khâu hàn vì nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của màng.
Bảng giá bạt Biogas thi công theo độ dày
Bảng giá bạt Biogas thi công với độ dày khác nhau:
Tên | Đơn giá/m2 (vnd) |
Bạt biogas lót hầm dày 0.75mm | 65.000đ |
Bạt biogas lót hầm dày 1mm | 85.000đ |
Bạt biogas lót hầm dày 1.5mm | 115.000đ |
Bạt biogas lót hầm dày 2.0mm | 135.000đ |
Lưu ý: Giá bạt biogas lót hầm bên trên có thể đổi theo năm, để cập nhật giá hãy gọi hotline nhé!
Mua bạt Biogas chống thấm cho hầm biogas tại Bông Sen Vàng Group
Vì bạt Biogas là phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của hầm biogas nên khách hàng hãy tìm đến những đơn vị cung cấp bạt uy tín + tư vấn thi công biogas chuyên nghiệp trên thị trường để có được loại bạt phù hợp.
Trong số những đơn vị cung cấp bạt màng chống thấm HDPE Việt Nam và nhập khẩu tốt nhất hiện nay thì Công ty Bông Sen Vàng Group là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm có mức độ uy tín khá cao trên thị trường. Sở hữu đội ngũ chuyên thi công hầm Biogas thi công màng chống thấm HDPE tận tâm cho công trình dự án lớn trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn có được sản phẩm bạt tốt nhất với mức giá thành vô cùng hợp lý cùng với rất nhiều ưu đãi.
Hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group qua hotline 0988 916 886 để chuyên viên được tư vấn và nhận thêm thông tin chi tiết của sản phẩm nhé!
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.