Keo chống thấm trong suốt là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm

Keo chống thấm trong suốt là gì

Keo chống thấm trong suốt là một giải pháp chống thấm toàn diện vì vừa ngăn chặn nước rò rĩ lại vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. Để hiểu rõ hơn về loại keo đặc biệt này, mời bạn theo dõi bài viết hôm nay của Bông Sen Vàng Group nhé!

Giới thiệu keo chống thấm trong suốt

Keo chống thấm trong suốt là gì?

Keo chống thấm trong suốt là một loại keo hay chất kết dính, một loại vật liệu chống thấm có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước, không màu, giữ nguyên vẻ đẹp bề mặt vật liệu, ứng dụng chống thấm cho các bề mặt như tường, sàn, mái nhà, bể bơi, nhà tắm, các khe nứt, vết nứt trên các vật liệu như bê tông, gạch, đá, gỗ, kim loại.

Keo chống thấm trong suốt được cấu tạo bởi các thành phần gồm Silicone, Polyurethane, Acrylic, hoặc các loại nhựa polymer khác, có thể chịu được tác động của môi trường, tia UV, nhiệt độ cao.

Đặc điểm của keo chống thấm

Keo chống thấm trong suốt không màu có khả năng chống thấm tốt, độ bám dính cao trên nhiều bề mặt vật liệu, lớp phủ bên ngoài có thể chống lại tia UV, đồng thời kháng hóa chất, kháng kiềm và không bị ố vàng trong quá trình sử dụng.

Trường hợp nên dùng keo chống thấm?

Keo chống thấm trong suốt được sử dụng phổ biến trong các trường hợp sau:

  • Trần nhà, tường nhà, mái nhà bê tông xuất hiện vết nứt.
  • Mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn.
  • Mối hở thanh sắt, kim loại.
  • Khe nứt ở sàn gỗ, cửa sổ,…

Các loại keo chống thấm trong suốt phổ biến nhất hiện nay

Bạn có thể tham khảo một số loại keo chống thấm dưới đây để sử dụng cho công trình của mình:

  • Keo silicone: được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì tạo ra lớp màng chống thấm nước cực kỳ tốt.
  • Keo polyurethane: có độ bền cao, kết dính tốt trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
  • Keo epoxy: có khả năng chống thấm cực kỳ mạnh mẽ, chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết nên được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chống thấm.

Công dụng của keo chống thấm trong suốt

Keo chống thấm trong suốt có tốt không?

Keo chống thấm không màu có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là có vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình như:

  • Ngăn nước và chất lỏng thâm nhập: Keo tạo ra một lớp màng mỏng và đàn hồi trên bề mặt để hạn chế tình trạng nước thấm vào gây ảnh hưởng đến cấu trúc và vật liệu bên trong của công trình.
  • Kéo dài thời gian sử dụng: Keo chống thấm không màu tạo ra một lớp lá chắn bảo vệ công trình khỏi tác động tiêu cực thời tiết và những yếu tố môi trường.
  • Hạn chế sự phát triển của nấm mốc: Tình trạng thấm nước kéo dãi sẽ dẫn đến hiện tượng nấm mốc, vi khuẩn hình thành và phát triển. Để giải quyết tình trạng này thì keo chống thấm sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
  • Tăng tính thẩm mỹ: keo chống thấm trong suốt không màu nên sẽ giữ được sự hoàn mỹ của công trình cũng như không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bề mặt.
  • Ứng dụng đa dạng: Keo chống thấm có thể dùng được trong nhiều vị trí, khu vực khác nhau như sàn, tường, mái nhà,…

Keo chống thấm không màu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng, kết cấu của công trình bằng cách ngăn chặn nước và các tác nhân gây hại.

Đánh giá ưu nhược điểm của keo chống thấm trong suốt

Ưu điểm

  • Quá trình thi công đơn giản, không tạo ra các mối nối làm mất thẩm mỹ.
  • Có tính ổn định cao với bức xạ và kháng được sương giá nên có thể dùng được ở các vị trí trần nhà và tường nhà, ban công,…
  • Khả năng chịu nhiệt từ 40 đến 90 độ C mà không ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm, đặc biệt, dù gặp nhiệt độ cao vẫn giữ được trạng thái ban đầu.
  • Thời gian sử dụng trung bình của keo chống thấm là 8 – 10 năm.

Nhược điểm

  • Độ bám dính thấp trên một số bề mặt đặc thù.
  • Thời gian chờ khô khá dài.
  • Yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao trong quá trình sử dụng.

Ưu và nhược điểm của keo chống thấm trong suốt

Hướng dẫn sử dụng keo chống thấm trong suốt đầy đủ, chi tiết

Keo chống thấm có cách sử dụng vô cùng đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công chống thấm, đảm bảo thật khô và bằng phẳng.

Bước 2: Quét một lớp keo chống thấm mỏng lên bề mặt.

Bước 3: Chờ khoảng 12 tiếng để keo chống thấm không màu khô lại (trong thời gian này cần sử dụng những biện pháp che chắn để hạn chế bụi bẩn, vật lạ bay vào lớp phủ keo).

Bước 4: Quét thêm từ 2 – 3 lớp để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.

Bước 5: Sau 12 tiếng thì tiến hành kiểm tra mức độ chống thấm của keo.

So sánh keo chống thấm trong suốt Silione và Polyurethane

So sánh keo chống thấm trong suốt

Giống nhau:

Độ bền cao, chịu được tác động cơ học và ảnh hưởng của môi trường.

Chống thấm nước, nấm mốc, vi khuẩn.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánhKeo SiliconeKeo Polyurethane
Độ đàn hồiCaoThấp
Khả năng kết dínhTrung bìnhTốt
Thời gian khôThường mất từ 24 đến 48 giờ để khô hoàn toànThường khô nhanh, mất từ 4 đến 24 giờ để khô hoàn toàn
Tính thẩm mỹMàu trong suốt, duy trì tính thẩm mỹ của bề mặtMàu hơi vàng hoặc nâu, có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Tương thích với vật liệuKhông tương thích với PVC và các loại vật liệu chứa dầuTương thích với nhiều loại vật liệu, bao gồm gỗ, kim loại,…

Với những lợi ích mà keo chống thấm trong suốt mang lại, đây sẽ là giải pháp chống thấm hoàn mỹ nhất cho công trình của bạn.

Xem ngay 6 loại keo chống thấm sân thượng TỐT NHẤT hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *