5 cách sử dụng miếng dán chống thấm cho hạng mục công trình

Miếng dán chống thấm

Miếng dán chống thấm là một giải pháp chống thấm để bảo vệ và kéo dài thời gian sử dụng của công trình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp này nhé!

Tìm hiểu về miếng dán chống thấm

Miếng dán chống thấm dột hay còn gọi tấm dán chống dột là vật liệu chống thấm được làm bằng lớp màng chống thấm và keo dính chắc chắn có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước, bịt kín các vết nứt, có thể dán trên mái nhà, tường, ống nước.

Cấu tạo của loại vật liệu chống thấm này bao gồm 3 phần cơ bản là:

  • Lớp bề mặt: được cấu thành bởi Nhôm, PE và một số phụ gia đặc biệt để chống thấm, chống oxy hóa và tia cực tím, có thể bảo vệ lớp keo đến 10 năm.
  • Lớp keo: được làm từ những phụ gia siêu dính để sử dụng được ở nhiều loại công trình khác nhau, kể cả những nơi có nước.
  • Lớp chống dính: bảo vệ lớp keo ở trong, dễ dàng tháo ra để sử dụng ngay lập tức.

Vai trò của miếng dán chống dột trong xây dựng

Ưu điểm của miếng dán chốn thấm

Tấm dán chống dột là một phần không thể thiếu khi thi công công trình vì những lý do sau:

  • Bảo vệ cấu trúc công trình: ngăn chặn các tác nhân làm giảm tuổi thọ của công trình như nước, độ ẩm, axit, hóa chất độc hại,… hoặc ảnh hưởng của thời tiết (mưa, gió, bão lũ,…)
  • Tiết kiệm chi phí: sử dụng miếng dán khi bị dột sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể so với những biện pháp khác.
  • Đảm bảo an toàn: miếng dán chống thấm sẽ giảm thiểu tình trạng ẩm ướt, rêu mốc do nước ngấm vào công trình, từ đó bảo vệ sức khỏe của người sinh sống bên trong, tạo ra một môi trường sinh sống, làm việc thoải mái, an toàn.

Đánh giá ưu nhược điểm của miếng dán chống thấm nước

Ưu điểm

  • Thi công dễ dàng, không phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết và trình độ kỹ thuật.
  • Bám dính trên hầu hết các loại bề mặt.
  • Khả năng chống chịu dưới tác động của thời tiết tốt.
  • Có thể thêm một lớp sơn phủ lên trên.
  • Nhiều chủng loại, mẫu mã để mọi người có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.

Nhược điểm

  • Chỉ sử dụng cho những công trình bị thấm ít hoặc vị trí bị thấm rải rác. Nếu tình trạng thấm dột quá nặng thì bạn nên tìm đến những đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để có phương án xử lý phù hợp.

Trường hợp nào nên dùng miếng dán chống dột?

Ứng dụng cụ thể của miếng dán chống thấm

Vì miếng dán sở hữu độ bám dính cao nên có thể sử dụng được cho mọi hạng mục của công trình:

  • Sàn nhà, tường nhà
  • Mái nhà, sân thượng
  • Tường ngoài trời, chân tường
  • Bể bơi, tầng hầm,….

Hướng dẫn sử dụng miếng dán chống thấm

Mỗi hạng mục của công trình sẽ có một quy trình thi công miếng dán khác nhau. Để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đảm bảo hiệu quả chống thấm thì bạn có thể tham khảo nội dung cụ thể ở các mục dưới đây:

Chống thấm tường

Bước 1: Xác định đúng vị trí bị thấm nước sau đó cắt miếng dán có độ dài phù hợp.

Bước 2: Lau sạch và đảm bảo bề mặt cần dán thật khô.

Bước 3: Bóc lớp chống dính ra và dán miếng dán lên đúng vị trí bị thấm.

Chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Thực hiện vệ sinh bề mặt như bình thường.

Bước 2: Lăn 1 lớp sơn lót bitum lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Đợi lớp sơn lót khô thì tiến hành công tác dán.

Bước 3: Cắt miếng dán theo đúng chiều dài yêu cầu, đặt tấm dán lên vị trí cần dán để đảm bảo nó chuẩn khít.

Bước 4: Bóc bỏ lớp bảo vệ và dán miếng dán chống thấm từ giữa ra hai mép để đẩy không khí ở dưới ra bên ngoài.

Bước 5: Láng thêm một lớp vữa lên trên để tăng hiệu quả bảo vệ công trình.

Chống dột mái tôn

Bước 1: Dọn dẹp mái tôn sạch sẽ rồi quét một lớp sơn lót lên bề mặt.

Bước 2: Dán miếng dán tôn chống dột lên lớp sơn lót.

Bước 3: Quét lớp chống thấm lên miếng dán, sau khi khô thì quét thêm 1 lớp nữa.

Bước 4: Sử dụng máy bơm nước để kiểm tra mái tôn đã chống thấm hiệu quả hay chưa.

miếng dán chống dột mái tôn

Chống thấm trần nhà

Bước 1: Cắt miếng dán theo chiều dài phù hợp, tháo lớp chống dính.

Bước 2: Dùng con lăn đè lên bề mặt để miếng dán dính chặt xuống dưới.

Có thể làm nóng miếng dán bằng máy sấy trong khi thi công

Chống thấm ngoài trời

Bước 1: Bóc lớp chống dính và dán miếng chống thấm trực tiếp lên bề mặt.

Bước 2: Phủ thêm một lớp bê tông dày từ 3 – 4cm để bảo vệ miếng dán cũng như cấu trúc của công trình.

Cần lưu ý gì khi lựa chọn miếng dán chống dột?

Vì miếng dán chống thấm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công trình nên bạn cần lưu ý những điều sau:

Mức độ tiếp xúc với nước: Đối với những hạng mục thường xuyên tiếp xúc với nước như hồ bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh thì cần ưu tiên lựa chọn miếng dán có độ bền cao.

Điều kiện môi trường: Nếu công trình ở khu vực có thời tiết thất thường thì nên chọn miếng dán chống chịu tốt với thời tiết.

Cấu trúc bề mặt: Mỗi loại miếng dán sẽ phù hợp với một loại bề mặt khác nhau nên bạn phải xác định được bề mặt của mình phẳng hay nghiêng trước khi lựa chọn.

Mục đích sử dụng: Đối với những hạng mục liên quan đến nguồn nước như hồ chứa nước, bể bơi thì miếng dán phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe.

Ngân sách: Miếng chống thấm dột có rất nhiều mức giá khác nhau nên bạn cần cân nhắc đến ngân sách của mình trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả chống thấm cần thiết.

Bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến miếng dán chống thấm như đặc điểm, đánh giá, vai trò, ứng dụng cụ thể,… Với những thông tin này, Bông Sen Vàng Group hy vọng bạn sẽ có được giải pháp chống thấm phù hợp cho công trình của mình. Ngoài ra Bông Sen Vàng còn là đơn vị cung cấp màng HDPE chống thấm, bạt lót hồ cá và thi công hầm biogas cho nhiều công trình, dự án trên toàn quốc.

Xem thêm Lưới polyester có tốt không? Cập nhật bảng giá mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *