Nuôi cá diêu hồng trong bể bạt tăng năng suất và chất lượng

Nuôi cá diêu hồng trong bể bạt tăng năng suất và chất lượng

Cá diêu hồng có giá trị kinh tế cao, có thể nuôi được trong nhiều mô hình khác nhau như ao, hồ, bể lót bạt,… mang lại sự thuận tiện cho người nuôi trồng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật nuôi cá diêu hồng nhé.

Đặc điểm cá diêu hồng

Cá điêu hồng (tên tiếng anh là Red Tilapia) là loại cá sống được ở trong nước ngọt và nước mặn với nhiệt độ phù hợp từ 7 đến 45 độ C, nhưng thích hợp nhất là từ 25 đến 32 độ C. Tại Việt Nam, cá diêu hồng được nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vì chúng dễ nuôi, lớn nhanh và hợp khẩu vị với người Việt.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng

Chuẩn bị ao nuôi

Khi thi công bạt lót hồ để nuôi cá diêu hồng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vị trí ao nuôi nên gần nguồn nước ngọt để thuận tiện lấy và thoát nước.
  • Diện tích hồ > 1000m2 và có độ sâu ít nhất là 1,5m.
  • Bờ ao cao hơn mực nước lũ khoảng 0,5m.
  • Lắp đường cống ở đáy ao để thoát nước dễ dàng.

Lựa chọn và thả cá giống

Lựa chọn cá diêu hồng giống ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng trong quá trình nuôi trong hồ lót bạt. Ưu tiên chọn cá khỏe, không bệnh tật, không trầy xước, bơi linh hoạt, kích thước đồng đều (25 – 30g/con hoặc 30 – 40 con/kg).

Khi vận chuyển cá giống, bạn có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

  • Kín: dùng túi nilon bơm oxy với mật độ 500 con/10 lít nước.
  • Mở: dùng thùng phi nhựa và sục khí với mật độ 800 con/10 lít nước.

Mật độ nuôi cá diêu hồng trong bể lót bạt là 50 – 70 con/m3. Nên thả cá vào buổi sáng (7 – 10 giờ), không nên thả vào buổi xế chiều vì lúc này trời nắng, cá rất dễ bị mất nhớt.

Lưu ý: Trước khi thả, cần tắm cá diêu hồng bằng nước muối (200 – 300g muối/10 lít) khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn bám trên cá.

Thức ăn cho cá diêu hồng

Trong quá trình nuôi cá điêu hồng, bạn có thể kết hợp các loại thức ăn dưới đây để giúp cá khỏe mạnh và phát triển tốt:

  • Bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám.
  • Thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, bèo tấm, rau thái nhỏ.
  • Động vật nhỏ như tôm cá, giun, ốc đã xay nhỏ.
  • Phế phẩm như bã bia, bã rượu, lòng trâu bò.

Có thể bổ sung thức ăn công nghiệp bằng 4-5% trọng lượng cá, chia làm 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Trong quá trình nuôi cá điêu hồng, việc quản lý thức ăn cần được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá:

Ngay sau khi thả cá vào ao, cho cá ăn sau khoảng 4 giờ.

Tháng đầu tiên, thức ăn cần chứa độ đạm khoảng 40% để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của cá trong giai đoạn này. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày bằng 10% trọng lượng cá và được phân chia đều qua 3 bữa ăn: sáng, trưa, và chiều.

Tháng thứ hai, nhu cầu về đạm của cá bắt đầu giảm nên điều chỉnh xuống còn 30%. Lượng thức ăn hàng ngày cũng giảm xuống còn 7% trọng lượng cá và số lần cho ăn được giảm xuống còn 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều).

Từ tháng thứ ba đến khi thu hoạch, trộn thức ăn 30% đạm và thức ăn 18% đạm theo tỷ lệ 9:1, sau đó điều chỉnh từ từ lên 5:5. Mặc dù phương pháp này khiến tốc độ tăng trưởng của cá chậm lại nhưng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho người nuôi cá diêu hồng.

Theo dõi và chăm sóc cá diêu hồng

Theo dõi và chăm sóc cá diêu hồng
Theo dõi và chăm sóc cá diêu hồng

Trong quá trình nuôi cá diêu hồng, cần lưu ý một số điều sau để tăng tỉ lệ sống sót và phát triển của cá:

  • Kiểm tra pH, NH3, DO của nước hàng ngày để duy trì môi trường nước sạch sẽ.
  • Bổ sung dưỡng chất như vitamin C, khoáng, men tiêu hóa, men vi sinh, chế phẩm vào thức ăn để tăng sức đề kháng.
  • Mỗi 15 ngày, trộn thuốc vào thức ăn và cho ăn từ 1 – 2 ngày để diệt ký sinh trùng.
  • Thay nước thường xuyên, mỗi lần từ 1/3 đến 2/3 lượng nước trong ao để tránh tình trạng thức ăn lắng đọng làm ô nhiễm bể nuôi.

Bệnh thường gặp khi nuôi cá diêu hồng trong bể lót bạt

Bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Phòng ngừa Điều trị
Bệnh xuất huyết Vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda Xuất huyết toàn thân, hậu môn sưng, bụng phình, dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt sưng lồi Hạn chế thay nước khi giao mùa, khử trùng định kỳ nơi cho ăn Bón vôi, khử trùng nước và trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn
Bệnh do ký sinh trùng Ngoại ký sinh trùng (đốm trắng, trùng mặt trời, tà quản trùng, sán lá đơn chủ, giáp xác ký sinh) Hao hụt 50 – 70% cá con trong quá trình nuôi Sục khí trong bể hoặc môi trường nuôi Trong thời gian dài:

Formol: 25 -30ml/m3

CuSO4: 2 -5g/10m3

Muối ăn: 1-3%

Trong 15 – 30 phút:

Formol: 100 – 150ml/m3

CuSO4: 20 -50g/10m3

Muối ăn: 1 -2%

Cá trương bụng do thức ăn Thức ăn tự chế không chín hoặc không đảm bảo chất lượng Bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi Kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn Điều chỉnh thức ăn và bổ sung men tiêu hóa hoặc probiotics

Nuôi cá diêu hồng bao lâu thu hoạch?

Nuôi cá diêu hồng bao lâu thu hoạch?
Nuôi cá diêu hồng bao lâu thu hoạch?

Trước khi thu hoạch cá điêu hồng, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho đàn cá:

  • Tăng cường vitamin C: bổ sung vitamin C liên tục từ 3 đến 5 ngày theo liều lượng của nhà sản xuất để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho cá trước khi thu hoạch.
  • Ngừng cho ăn: không cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày trước khi thu hoạch để cá sạch sẽ, giảm lượng chất thải và hỗ trợ quá trình vận chuyển sau thu hoạch.
  • Thời gian nuôi: nếu nuôi cá diêu hồng trong bể lót bạt theo đúng kỹ thuật thì cá có thể đạt trọng lượng từ 0.4 đến 0.5 kg sau 5 – 6 tháng nuôi. Lúc này, bạn có thể thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa những con lớn.
  • Cách thu hoạch: khi thu hoạch cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cá, bảo vệ lớp nhớt trên cơ thể để cá khỏe mạnh và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Lưu ý những điều trên sẽ tối ưu hóa chất lượng và năng suất khi thu hoạch cá diêu hồng, đồng thời giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho cá trong quá trình thu hoạch.

Hy vọng những thông tin trong bài viết hôm nay đã giúp bạn nắm rõ kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong bể bạt mang lại năng suất cao, tăng nguồn thu nhập cho mình.

Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm hiệu quả trong bể bạt
Bạt HDPE lót hồ cá có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi thi công
Cách làm hồ cá bằng xi măng ngoài trời Mẫu Đẹp đơn giản
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *