Cá tai tượng là loại cá vừa được nuôi làm cảnh lại vừa làm thức ăn, vì vậy nó có giá trị kinh tế khá cao. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng khám phá cách nuôi loài cá nước ngọt này nhé!
Mục lục bài viết
Đặc điểm cá tai tượng
Môi trường sống
Cá tai tượng sống chủ yếu ở ao, hồ, và đầm nước ngọt, có thể sống trong nước bẩn và thiếu oxy (hàm lượng oxy 3mg/lit), nhiệt độ phù hợp để nuôi cá tai tượng từ 16 – 42°C và độ mặn thấp (6%o) với độ pH khoảng 5.
Thức ăn
Chế độ ăn uống của cá tai tượng thay đổi theo giai đoạn phát triển:
- Cá con dùng noãn hoàng, sau 5 – 7 thì chuyển sang ăn thức ăn tự nhiên như luân trùng Cladocera, trùng chỉ (Tubifex), cung quăng (Chironomus), và ấu trùng côn trùng.
- Khi đạt 1 tháng tuổi, cá chuyển dần sang ăn thực vật.
- Cá trưởng thành chủ yếu ăn thực vật như rau và bèo.
Sinh sản
Sau 2 năm, cá tai tượng bắt đầu sinh sản. Thời gian sinh sản vào tháng 2 – 5, có thể dài hoặc ngắn hơn tùy vào điều kiện nuôi. Một lần đẻ, cá có thể sinh từ 3000 – 5000 trứng, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng.
Sinh trưởng
Sau 1 năm, tùy thuộc vào môi trường nuôi mà cá có thể đạt được trọng lượng khoảng 15 cm và 120 – 450g. Sau 2 năm, cá có thể đạt 25 cm và 450 – 680g, sau 3 năm là trên 30 cm và 2.400g và sau 4 năm có thể đạt 3.800g.
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng trong bể bạt
Chuẩn bị ao nuôi
Sử dụng ao hồ, bể xi măng hoặc ao lót bạt để nuôi cá tai tượng với diện tích tối thiểu là 100m2 và diện tích dao động từ 360 – 1500m2.
Đối với ao hồ bùn đất, quy trình chuẩn bị như sau:
- Vét đáy ao để loại bỏ bùn đáy cũ.
- Tu sửa bờ ao và cải tạo đáy để đảm bảo cấu trúc ao ổn định.
- Bón vôi để khử khuẩn.
- Phơi ao khoảng 5 – 7 ngày để loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Bón phân chuồng và ủ hoai mục để cải thiện chất dinh dưỡng trong ao.
- Bơm nước vào và ngâm ao trong khoảng 1 tuần trước khi nuôi cá tai tượng.
Đối với ao lót bạt, quy trình đơn giản hơn:
- Định hình ao và phủ bạt lót lên toàn bộ diện tích ao.
- Định hình góc bờ ao.
- Chờ vài ngày rồi bơm nước vào ao và thả cá tai tượng.
Môi trường nước trong ao nuôi cá cần đảm bảo các yếu tố sau:
Độ mặn | 6% |
Nhiệt độ nước | 16 – 42 độ C |
Độ pH | 5 |
Thông tin bổ sung: ao lót bạt hdpe để nuôi cá tai tượng còn gọi là bạt lót hồ cá ứng dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản, chất liệu nhựa cao cấp High-density polyethylene (HDPE)
Chọn cá tai tượng giống
Khi chuẩn bị chọn giống nuôi cá tai tượng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn cá tai tượng giống có kích thước > 5cm.
- Chọn những con có màu sắc tươi sáng, không xây xát hoặc bị dị tật dị hình.
- Đảm bảo cá bơi nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
- Mua con giống từ các cơ sở uy tín để có đảm bảo chất lượng. Giá cá tai tượng giống khoảng 20.000 đồng/con.
Thả cá giống
Mật độ thả giống nuôi cá tai tượng là khoảng 3 – 5 con/m2 , có thể kết hợp với nuôi cá sặc rằn để tận dụng thức ăn thừa và mùn bã hữu cơ, giúp làm sạch môi trường nước, mật độ thả cá sặc rằn là 1 con/m2, nên tắm cá trong nước muối với nồng độ 2-3% để sát khuẩn (dùng chính nước ao nuôi để pha nước muối tắm) trước khi thả cá.
Thời điểm thả cá tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc khi chiều mát mẻ. Tránh thả cá trong trời nắng nóng hoặc mưa to vì điều này có thể gây sốc cho cá và làm chúng dễ bị ốm yếu hoặc chết.
Xem thêm: Bảng giá bạt lót hồ cá chất liệu nhựa HDPE mới nhất
Thức ăn
Thức ăn cho cá tai tượng bao gồm:
- Thức ăn nguồn gốc động vật: sử dụng thức ăn viên và thức ăn nhỏ như tấm, cám, ốc, cá tạp,… để đảm bảo cá tai tượng phát triển, đặc biệt khi cá còn nhỏ.
- Rau xanh: cho cá ăn rau xanh như rau muống, rau lan, lá môn, bạc hà, cải, và thả bèo cám. Tỷ lệ rau xanh trong khẩu phần ăn của cá chiếm khoảng 2 – 3% trọng lượng cá.
- Thức ăn tự chế: để tối ưu hóa phát triển của cá tai tượng và rút ngắn thời gian nuôi, bạn có thể kết hợp thức ăn tự chế như pha trộn tấm, cám, ốc, và cá tạp với rau xanh. Sau 1 năm, cá sẽ đạt kích cỡ thương phẩm.
- Lịch trình cho ăn: Khi cá còn nhỏ, cho cá ăn một cách đều đặn, 1 ngày 2 lần vào sáng (7 giờ) và chiều (17 giờ). Khi cá lớn dần và phân đàn, tiến hành rải thức ăn đều để đảm bảo tất cả cá ăn được.
Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của cá tai tượng thường xuyên và điều chỉnh khẩu phần thức ăn khi cần thiết.
Quản lý, chăm sóc cá tai tượng
Để nuôi cá tai tượng hiệu quả, bạn cần xem xét và thực hiện các biện pháp quản lý môi trường ao dưới đây:
- Hạn chế nuôi cá liên tục trong 2 – 3 năm mà không thay đổi ao, vì ao nuôi có thể đã bị ô nhiễm do thức ăn thừa và chất thải cá tạo ra
- Duy trì nước ao luôn trong tình trạng trong suốt, màu xanh lá chuối non hoặc xanh vỏ đậu.
- Áp dụng các biện pháp tổng hợp như kiểm soát mật độ nuôi cá tai tượng, không để thức ăn thừa, thay nước định kỳ, sử dụng Zeolite hoặc một số chế phẩm sinh học để loại bỏ khí độc khỏi ao nuôi.
- Phòng bệnh cho cá định kỳ 10 – 15 ngày/lần bằng cách sử dụng lá giác hoặc cỏ mực. Vào mùa mưa, đào rãnh quanh bờ ao và dùng vôi để phòng bệnh cho cá.
- Nếu nuôi cá trong thời gian dài thì hãy vét bùn đáy ao vào giữa quá trình nuôi.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá tai tượng
Tên bệnh | Nguyên nhân | Giải pháp |
Bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng | Trùng mỏ neo, rận cá, trùng qua dưa, trùng mặt trời | Tắm cá trong nước muối (2-3%) để loại bỏ ký sinh trùng gây hại |
Bệnh do virus tấn công | Virus Rhabdovirus | Đảm bảo nước nuôi cá sạch sẽ và cách ly cá bệnh để ngăn lây lan |
Bệnh do nước bị nhiễm bẩn | Nguồn nước bị ô nhiễm | Sử dụng thuốc tím (KMnO4) với tỷ lệ 4g/m3 nước để tắm cá trong 1 – 2 tuần |
Thu hoạch cá
Sau khi nuôi 1 năm là đã có thể tiến hành thu hoạch cá, lúc này cá nặng tầm 500 – 600g/con, cách thu hoạch được thực hiện như sau:
- Chặn từng phần ao, tiến hành kéo lưới nhẹ nhàng và bắt cá bằng vợt.
- Cho cá vào thùng chứa nước, tuyệt đối không để cá bị khô.
- Có thể chạy thêm oxy để tránh cá bị ngộp.
So sánh nuôi cá tai tượng trong ao đất và nuôi trong bể lót bạt
Ưu điểm khi nuôi trong ao đất:
- Chi phí đầu tư thấp: Ao đất là hình thức nuôi truyền thống, chi phí đầu tư xây dựng ao tương đối rẻ so với ao lót bạt HDPE.
- Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có: Nhiều khu vực có sẵn diện tích đất trống, thuận lợi cho việc cải tạo thành ao nuôi cá tai tượng.
- Hệ sinh thái tự nhiên: Ao đất có hệ sinh thái đa dạng, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, giúp giảm chi phí thức ăn.
- Dễ dàng thoát nước: Ao đất thường có độ dốc nhất định, giúp thoát nước tốt, hạn chế tình trạng úng ngập, ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
Nhược điểm nuôi cá tai tượng trong ao đất so với nuôi ao lót bạt
- Khó kiểm soát môi trường nước: Chất lượng nước ao đất phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên và điều kiện thời tiết, khó kiểm soát chính xác các yếu tố như pH, độ mặn, oxy hòa tan.
- Dễ bị thất thoát cá: Ao đất có thể bị rò rỉ, sạt lở, tạo điều kiện cho cá trốn thoát.
- Môi trường dễ bị ô nhiễm: Hoạt động nuôi trồng có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do rò rỉ thức ăn, phân cá, hóa chất.
- Chi phí cải tạo ao cao: Ao đất cần được cải tạo định kỳ để đảm bảo điều kiện nuôi trồng phù hợp, dẫn đến chi phí vận hành cao hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết hôm nay đã giúp bạn nắm được cách nuôi cá tai tượng.
Xem thêm:
Kỹ thuật nuôi cá bớp trong lồng bạt lót giúp nâng cao sản lượng Cách nuôi cá chép giòn trong bể bạt lót hồ tiết kiệm chi phí Kỹ thuật nuôi tôm sú bằng bể lót bạt nâng cao năng suất
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.