Nuôi tôm sú giúp người nuôi trồng thủy sản cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống hàng ngày. Vậy cách nuôi tôm sú như thế nào cho hiệu quả? Điều kiện nuôi và chăm sóc tôm sú? Nuôi tôm sú bao lâu thu hoạch? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Đặc điểm của tôm sú
Tôm sú (tên tiếng anh là Giant tiger prawn) là loại động vật máu lạnh, thân nhiệt chỉ ở mức nhiệt độ nhất định nên rất mẫn cảm trước những thay đổi của môi trường, thời tiết,…
Cơ thể tôm bao gồm các bộ phận: mũi, chủy, 1 cặp râu, 3 cặp chân hàm, 5 cặp chân ngực, 1 cặp chân bụng, đuôi và cơ quan sinh sản.
Thời gian kiếm ăn và hoạt động sinh sản của tôm sú thường vào ban đêm. Vì tôm sú không ưa sáng nên thường sống và ăn các loại sinh vật nhỏ ở đáy ao.
Để thành tôm sú trưởng thành, tôm phải trải qua nhiều giai đoạn từ khi còn là ấu trùng. Vòng đời tôm sú đực là 2 năm và 1,5 năm đối với con cái. Tuổi thọ phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống của tôm.
Thức ăn, nơi ở của tôm sú sẽ quyết định màu sắc: xanh lá, đỏ, nâu,….
Kỹ thuật nuôi tôm sú mang lại năng suất cao
Môi trường sống
Đảm bảo các yếu tố sau của môi trường nước sẽ giúp tôm sú sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh:
Nhiệt độ | 18 – 30 độ C |
pH | 7.5 – 8.5 |
Độ trong | ~ 30cm |
Độ kiềm | 80 – 120mg/l |
Các mô hình nuôi tôm sú
Ao lót bạt
Ao lót bạt (hay ao nổi) là mô hình nuôi tôm khá phổ biến trong thời gian gần đây, loại ao này giúp kiểm soát môi trường nuôi tôm sú tốt hơn so với ao, bể truyền thống.
- Chuẩn bị ao sâu khoảng 80 – 90cm, đáy san phẳng và loại bỏ hết các vật cứng, nhọn (nếu có).
- Lót lớp bạt (bạt lót là còn gọi là bạt lót hồ cá ứng dụng màng hdpe chống thấm trong nuôi trồng thuỷ sản, chất liệu nhựa nguyên sinh High-density polyethylene) phủ kín đáy và bờ, ưu tiên chọn loại bạt dày trên 1mm để đảm bảo chất lượng cũng như kéo dài thời gian sử dụng.
- Cố định và hàn bạt để nước trong ao không bị rò rỉ ra ngoài, đồng thời ngăn nước nhiễm phèn xâm nhập vào bên trong.
- Trang bị thêm hệ thống bơm nước, quạt nước, máy đo pH, kiềm,…
Tìm hiểu Bạt lót hồ cá HDPE và PVC Loại nào tốt
Bể xi măng
- Cách nuôi tôm trong ao, bể xi măng giúp kiểm soát môi trường nuôi và hạn chế dịch bệnh bùng phát:
- Diện tích nuôi tôm sú là 15m2, bể có chiều cao từ 1,2m, vệ sinh sạch sẽ và khử trùng trước khi bơm nước vào.
- Xây thêm 1 bể riêng để xử lý nước, đảm bảo trang bị ống thoát nước và sục khí.
- Dùng các chất chuyên dụng để điều chỉnh độ pH, kiềm, mạn,…đảm bảo môi trường tốt nhất để tôm sú phát triển.
Chọn và thả tôm sú giống
Lựa chọn tôm sú khỏe mạnh, bơi ở đáy hoặc thành ao, nhạy với ánh sáng, tiếng động,… Ưu tiên chọn tôm sú có màu xám tro hoặc đen, chiều dài từ 12 – 15mm.
Nước nuôi và nước di chuyển tôm có độ mặn không lệch quá 5/1000 để hạn chế tôm bị sốc và chết. Thời điểm thả tôm là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, lúc trời mát và có ánh sáng nhẹ nhàng.
Mật độ thả tùy thuộc vào cách nuôi tôm sú quảng canh hay thâm canh. Trung bình thả từ 4 – 12 con/m2 và chia thành nhiều lần thả, mỗi lần cách nhau 2 tháng. Khi áp dụng mô hình nuôi thâm canh thì mật độ có thể lên đến 25 – 50 con/m2.
Thức ăn của tôm sú
Trước khi chuẩn bị ao nuôi bạn cần phải tạo màu cho ao nuôi, điều này giúp động, thực vật phù du phát triển – gây nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm sú.
Bên cạnh thức ăn tự nhiên thì để tôm sú phát triển và ít bị bệnh thì bạn nên dùng thêm thức ăn công nghiệp dạng viên có thành phần dinh dưỡng cao. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C, chất khoáng, men tiêu hóa,…
Khi tôm được 1 tháng tuổi thì cần dùng thức ăn có độ đạm khoảng 50% để thúc đẩy quá trình phát triển.
Cách nuôi tôm sú
Trong giai đoạn đầu, tôm sú rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nên phải kiểm tra và đảm bảo độ pH, độ kiềm, độ mặn,…
Hạn chế thay nước trong 2 tháng đầu, nước trước khi bơm vào hồ cần phải đi qua bể xử lý, không bơm quá nhiều nước trong 1 lần.
Đảm bảo thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cân bằng giữa lượng thức ăn tự nhiên và công nghiệp.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi tôm sú và cách điều trị
Tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu khiến tôm rất dễ bị mắc bệnh nên bạn cần phải phòng trị bệnh cho tôm đúng cách:
- Đảm bảo môi trường ao lót bạt sạch sẽ, có nồng độ pH, độ kiềm và độ mặn hợp lý.
- Lắp đặt đầy đủ hệ thống xử lý nước, quạt nước để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình nuôi.
- Khi tôm sú xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì bạn hãy áp dụng ngay các phương pháp phù hợp để giải quyết nhé!
Bệnh | Dấu hiệu | Giải pháp |
Bệnh đen mang | Phần mang, đuôi, chân tôm chuyển sang màu đen, ăn ít, chậm lớn | Dùng hệ thống oxy sục khí cho ao nuôi, dùng men vi sinh để phân hủy chất thải ở đáy ao, vớt tảo và thay nước mới |
Bệnh đóng vôi, đóng rong | Đóng rong ở thân, mang tôm đổi màu | Cải tạo ao, bể nuôi tôm sú, thay nước sạch theo từng đợt và loại bỏ tảo, nạo vét bớt chất hữu cơ tồn đọng ở đáy ao |
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND | Vỏ mỏng, ruột rỗng, gan dị thường, chết sau 2 – 3 ngày | Bổ sung men vi sinh và tiêu hóa, kiểm tra tôm sú và các yếu tố trong môi trường nước |
Bệnh vỏ phát sáng | Phản ứng chậm, bơi lờ đờ, vỏ tôm phát ra ánh sáng trắng hoặc xanh lục, chết sau 45 ngày bị nhiễm bệnh | Xử lý và vệ sinh ao nuôi, sục khí để loại bỏ NH3, NO2,… |
Thu hoạch
Nuôi tôm sú bao lâu thu hoạch? Thời gian kéo dài khoảng 4 tháng, tôm sú khi thu hoạch sẽ có trọng lượng từ 35 – 50g/con. Khi tôm đang lột xác thì không nên thu hoạch.
Khi thu hoạch cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như xô, chậu, nước sạch, đá lạnh, thùng giữ nhiệt,…
Khi một số con đạt đủ trọng lượng thì có thể dùng cách thu tỉa (dùng mồi nhử và lưới), khi tất cả đều đã đạt thì tát cạn hoặc dùng lưới để thu hoạch.
Sau khi thu hoạch thì đặt tôm ở nơi có nước sạch và sục khí oxy thường xuyên. Để kéo dài thời gian thì bạn có thể ướp đá hoặc đặt tôm sú trong thùng giữ nhiệt.
Hy vọng tất cả thông tin trong bài viết này đã giúp bạn nắm rõ cách nuôi tôm sú trong bể lót bạt. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bạt nuôi tôm cá và có nhu cầu thi công thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!
Gợi ý xem thêm bài viết liên quan
Cách nuôi cá tầm trong bể lót bạt đầy đủ chi tiết Cách nuôi tôm tích trong bể lót bạt Bảng giá bạt nuôi tôm chất liệu HDPE
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.