Hướng dẫn nuôi cá tầm trong bể lót bạt hdpe chi tiết

Hướng dẫn nuôi cá tầm trong bể lót bạt HDPE đầy đủ chi tiết

Hiện nay, mô hình nuôi cá tầm nước ngọt được nhiều người lựa chọn vì nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí hơn so với nuôi cá trong ao đất, bể xi măng. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể bạt, mời bạn theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

Đặc điểm của cá tầm

Cá tầm là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường sống ở môi trường nhiệt độ thấp. Ở Việt Nam có 2 loại phổ biến nhất là cá tầm Trung Quốc và Siberi.

Kích thường trung bình của cá tầm khá dài (tối đa là 3m), mõm cong, thân có 5 hàng sụn, da cá dày, nhẵn và có màu đen hoặc xám, không có vảy, đuôi cá chẻ đôi, mũi dài và có râu.

Đây là loài cá ưu lạnh nên phải nuôi cá tầm trong môi trường nước sạch sẽ, có lượng oxy hòa tan cao mới đạt được trọng lượng tối đa.

Kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể lót bạt

Mặc dù có yêu cầu cao về môi trường nuôi nhưng bạn chỉ cần thực hiện đúng những kỹ thuật, lưu ý dưới đây là cá tầm đã có thể phát triển khỏe mạnh:

Xây dựng ao bể lót bạt 

Cá tầm có thể nuôi trong ao đất, bể xi măng hoặc bể lót bạt.

Nếu nuôi trong ao đất thì cần xử lý đáy ao, cố định bờ ao để thuận tiện cho việc thu hoạch. Mô hình này hiện nay không được áp dụng nhiều vì tỷ lệ cá chết cao, khó chăm sóc cũng như quản lý, chăm sóc.

Để khắc phục nhược điểm này, nhiều hộ nuôi cá tầm ở Việt Nam đã chuyển sang bể lót bạt làm bằng chất liệu nhựa nguyên sinh High-density polyethylene còn được gọi là bạt lót hồ cá là ứng dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản (an toàn môi trường sống, chống thấm ngăn chặn mầm bệnh cho cá). Chiều cao của bể từ 2 – 2,5m, có hệ thống sục khí để duy trì lượng oxy hòa tan > 5mg/l, khung giàn và lưới che để giảm thiểu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ.

 

STTYếu tố kỹ thuậtYêu cầu kỹ thuật
1Diện tích (m2)100 – 500
2Hình dạngHình chữ nhật
3Độ sâu nước (m)1 – 1.2
4Chiều rộng ao (m)5 – 10
5Chiều dài ao (m)20 – 50
6Độ dày bê tông đáy (m)0.1 – 0.2
7Độ dốc đáy15 độ
8Bờ aoCao hơn mực nước 50cm
9Khẩu độ cống cấp nước (m)0.5 – 0.6
10Khẩu độ cống tiêu nước (m)0.6 – 0.8
11Vị trí cống tiêu nướcThoát đáy
12Lưu lượng nước cấp> 1m3/phút
Kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể lót bạt HDPE
Kỹ thuật nuôi cá tầm trong bể lót bạt

Đảm bảo các yếu tố sau cho môi trường nước

STTYếu tốYêu cầu về chất lượng nước
1pH6.5 – 8.5
2DO (mg/l)> 5
3Nhiệt độ (độ C)18 – 25
4NH3 (mg/l)< 0.013
5H2S (mg/l)< 0.002
6NO2 (mg/l)< 0.05
7NO3 (mg/l)< 0.2
8Chlorine (mg/l)0.03
9Chất rắn lơ lửng (mg/l)50
10Độ trong (cm)> 60
11Chất đáySỏi, bê tông
12Nguồn nướcSạch sẽ

Chọn và thả cá tầm giống

2 loại cá tầm được nuôi chủ yếu ở Việt Nam là cá tầm nhập khẩu và cá tầm nội địa. Mặc dù nuôi cá tầm nhập khẩu cho chất lượng cao hơn nhưng hầu hết hộ nuôi trồng hiện nay đều chọn cá nội địa để tiết kiệm chi phí.

Lựa chọn cá giống với kích cỡ khoảng 50 – 100g/con, chiều dài 15 – 20cm, kích cỡ cá đều nhau và khỏe mạnh, bơi đều khi thả vào chậu.

Thời điểm thả giống cá tầm vào bể lót bạt tốt nhất là tháng 3, lúc này nhiệt độ nước khoảng 18 – 26 độ C, mật độ thả cá tầm là 2 – 3 kg cá/m3. Khi cá lớn thì giảm mật độ nuôi cá tầm giống bằng cách chia ra các bể khác.

Thức ăn của cá tầm

Giai đoạn đầu, nuôi cá tầm bằng những thức ăn tự nhiên như động vật giáp xác, nhuyễn thể, ấu trùng, côn trùng,…

Thành phầnTỷ lệ (%)
Protein42 – 45
Lipit13 – 16
Độ ẩm< 11
Khoáng7 – 10
Chất xơ< 3

Sau 2 tháng, khẩu phần ăn = 5 – 7% trọng lượng cá, từ tháng thứ 3 trở đi giảm xuống 3 – 5%. Số lần cá ăn trong ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước:

  • Khi trời lạnh cho ăn 1 – 2 lần/ngày.
  • Khi trời ấm cho ăn 4 lần/ngày.
Nhiệt độ (độ C)12182125
Lượng thức ăn (%BW/d)1,5 – 2,12,2 – 3,22,0 – 4,03,3 – 5,0

Theo dõi môi trường ao nuôi

Theo dõi môi trường ao nuôi cá tầm
Theo dõi môi trường ao nuôi cá tầm

Môi trường sống của cá tầm phải sạch sẽ và nhiều oxy nên bạn cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên để cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh:

  • Đo oxy, nhiệt độ 2 lần/ngày, khi hàm lượng oxy <4mg/l thì tiến hành sục khí.
  • Đo và đảm bảo pH, NH3, các chỉ tiêu nằm trong khoảng an toàn.
  • Ghi chép nhật ký hàng ngày: môi trường, thức ăn, biện pháp kỹ thuật đã áp dụng,…
  • Kiểm tra cá tầm sau 20 ngày/lần để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
  • Duy trì nước chảy liên tục trong ngày.
  • Xi phông thức ăn, phân cá hàng ngày.

Một số bệnh thường gặp ở cá tầm và cách điều trị

Những căn bệnh thường xuất hiện trong quá trình nuôi cá tầm là:

Dấu hiệuCách điều trị
Bệnh nấm thùy miCá bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ ngoài vết xướcTắm cá bằng nước muối 20 – 30‰ trong 10 – 15 phút
Bệnh đường ruột do vi khuẩnCá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ, khi ấn vào bụng cá thì có dịch màu vàng chảy ra từ hậu mônKhử trùng ao nuôi, bể nuôi cá tầm bằng TCCA 90% liều lượng 25ppm.
Bệnh rận cáMiệng cá,, mang, hốc mang, hậu môn bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da chuyển màu xámCách ly và cho tắm trong nước muối 20 – 30‰ đến khi rận cá rụng ra ngoài
Bệnh do virus iridovirusCá kém ăn, mang cá bị sưng và nhạt màu, xuất hiện những khu vực bị hoại tử riêng biệt

Trên đây là tất cả thông tin về cách nuôi cá tầm trong bể lót bạt, nếu bạn có nhu cầu sử dụng và thi công bạt lót hồ cá, bạt lót hồ tôm thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng ngay hôm nay nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 51 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM
  • Điện thoại: 0988 916 886
  • Email: bongsenvang.hcm@gmail.com

Gợi ý xem topic liên quan:

Kỹ thuật nuôi tôm tích trong bể lót bạt

Nuôi cá chẽm trong ao lót bạt tăng năng suất

Nuôi cá diêu hồng trong bể bạt hdpe tăng năng suất và chất lượng
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *