Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ao lót bạt được nhiều hộ nuôi trồng lựa chọn do chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng lại thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ tường tận những kỹ thuật này để áp dụng vào thực tế. Trong bài viết hôm nay, Bông Sen Vàng Group sẽ trình bày đầy đủ các nội dung liên quan đến chủ đề này.
Mục lục bài viết
Đặc điểm sinh học của cá chẽm
Cá chẽm (hay còn gọi là vược) là loại cá khá dữ, miệng rộng, thân dài màu xám, mõm nhọn, kích thước to và chiều dài khi nuôi thường là 20 – 30cm. Loài cá này có thể sống cả ở môi trường nước ngọt lẫn nước mặn nên rất dễ nuôi. Thịt cá ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân.
Kỹ thuật nuôi cá chẽm nâng cao năng suất
Một số gợi ý về cách nuôi cá chẽm dưới đây sẽ giúp bạn tăng sản lượng cá thu hoạch được:
Môi trường ao nuôi cá chẽm
- Xây dựng ao nuôi ở nơi gần nguồn nước, giao thông thuận lợi và tránh những khu vực bị nhiễm phèn.
- Thiết kế ao nuôi lót bạt có chiều cao > 1,2m, dạng hình tròn kết hợp với hố siphon để dễ gom chất thải. Đáy ao phăng và nghiêng khoảng 30 độ về cuối ao để dễ thay và thoát nước.
- Lót bạt cho toàn bộ đáy và bờ ao, cố định bằng dụng cụ hoặc hàn. Sau đó mới lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho hồ nuôi cá chẽm.
- Bơm nước vào ao nuôi và phơi nắng từ 3 – 5 ngày, tháo nước và bơm nước mới vào để thả cá vào ao.
- Môi trường nuôi cá phải đảm bảo độ mặn 0‰ – 30‰, pH 6.4 – 8.5, nhiệt độ 5 – 30 độ C.
Thông tin bổ sung: Bạt để lót đáy và bờ ao nuôi cá chẽm là loại bạt ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản hay còn gọi là bạt lót hồ cá chất liệu nhựa cao cấp HDPE (High-density polyethylene) tăng hiệu quả khi nuôi trồng.
Lựa chọn giống và mật độ thả cá chẽm
Chọn cá giống bơi lội khỏe mạnh, kích thước đồng đều, bề mặt sáng đẹp và không bị xây xát, trầy xước. Lựa chọn cá chẽm giống có kích thước từ 4 – 6cm và trọng lượng trung bình 2 – 3g/con.
Giá cá chẽm giống dao động từ 80.000 – 120.000 đồng (mức giá chỉ mang tính chất tham khảo), hệ số lợi nhuận trên 1kg là 20.000 – 60.000 đồng/kg cá.
Mật độ thả giống cá chẽm từ 1 – 2 con/m2. Nếu thả ghép cá rô phi thì thả mật độ 0.5 – 1 con/m2, tỷ lệ đực : cái = 1 : 3. Sau 1 – 2 tháng thì mới thả cá chẽm vào.
Thả cá chẽm vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngâm túi đựng cá trong ao nuôi khoảng 20 – 30 phút trước khi thả cá ra ngoài.
Cho ăn và chăm sóc cá chẽm
- Khi mới thả thì nên dùng lưới quây cá lại 1 góc để dễ quản lý và cho ăn. Sau 15 ngày thì mới bung ra.
- Nuôi cá chẽm còn nhỏ cho ăn 2 lần/ngày, sau 2 – 3 tháng thì cho ăn 1 lần/ngày. Lượng thức ăn = 3 – 5% trọng lượng cá, đảm bảo cá ăn no để chúng không tự ăn lẫn nhau.
- Những thức ăn phù hợp cho cá chẽm là cá nhỏ, tôm, cua, mực,… kết hợp với kỹ thuật nuôi cá chẽm bằng thức ăn công nghiệp dạng viên, hạt,…
- Thay nước thường xuyên, mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước. Khi nhiệt độ trong ao nuôi > 34 độ C thì thay nước ngay lập tức để tránh hiện tượng cá chết hàng loạt.
- Kiểm tra sinh học định kỳ 1 tháng để theo dõi tốc độ phát triển, tỷ lệ sống và trọng lượng cá,… từ đó có được những điều chỉnh phù hợp.
Phòng trị bệnh thường gặp ở cá chẽm
Phòng bệnh: Áp dụng một số biện pháp dưới đây để bảo vệ cá khỏi dịch bệnh:
- Môi trường nước trong ao lót phủ bạt phải đảm bảo các yêu cầu về độ pH, nhiệt độ, oxy hòa,… để cá sinh trưởng và phát triển.
- Theo dõi ao nuôi thường xuyên để phát hiện kịp thời những triệu chứng và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Đảm bảo mật độ nuôi cá chẽm vừa đủ, không quá dày hoặc quá thưa.
- Không nên cho cá ăn quá nhiều vì nó sẽ vừa lãng phí lại vừa làm ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.
Trị bệnh: một số bệnh thường gặp khi nuôi cá chẽm là:
Loại bệnh | Triệu chứng | Cách điều trị |
Bệnh do nguyên sinh động vật | Bơi lội mất thăng bằng. Da rướm máu và xây xát. Thân cá tiết nhiều nhớt, xuất huyết và trương lên | Rải Formol xuống ao với liều lượng 20 – 25ml/m3 |
Bệnh sán lá mang | Hô hấp khó khăn, tiết nhiều dịch nhầy ở mang | Tắm cá bằng dung dịch Formol 150 – 200ppm trong 30 – 60 phút kết hợp sục khí mạnh. Hoặc rải Formol 25 – 30ppm trong 2 ngày kết hợp tắm cá bằng Hadaclean A với liều lượng 5 – 10ppm trong 10 – 20 phút. |
Bệnh đỉa cá | Đĩa xuất hiện ở gốc vây, vẩy, hốc miệng hoặc mũi cá. | Tắm cá bằng nước muối 3 – 5‰ (hòa tan 300 – 500g vào 10l nước). Phun Formol nồng độ 20 – 25ppm xuống ao nuôi |
Thu hoạch
Sau 6 – 7 tháng nuôi cá chẽm, tỷ lệ sống đạt 70 – 80%, trọng lượng 500 – 800g/con thì tiến hành thu hoạch. Tháng 9 – 10, cá chẽm tăng trọng nhiều nhất nên ưu tiên thu hoạch vào thời gian này.
Khi thu hoạch xong thì vệ sinh sạch sẽ và cải tạo, bảo trì, bảo dưỡng ao lót bạt để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
Áp dụng mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm bằng bể lót bạt sẽ giúp các hộ nuôi trồng tăng sản lượng cá thu hoạch được, từ đó mang lại nhiều lợi ích lớn về kinh tế cũng như góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
Nếu bạn muốn triển khai mô hình nuôi cá bằng bạt lót hồ tôm cá thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 51 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM
- SĐT: 0988 916 886
- Email: bongsenvang.hcm@gmail.com
- Website: https://bongsenvanggroup.com/
Tham khảo bài viết liên quan
Nuôi cá bống dừa nước ngọt trong bể lót bạt Kỹ thuật nuôi cá rô phi nâng cao năng suất tiết kiệm
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.