Cá rô phi là một loại thủy sản mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có được một mùa vụ thành công thì bạn cần phải nắm thật rõ các kỹ thuật nuôi cá rô phi trong bể bạt lót cũng như một số lưu ý có liên quan. Sẽ đem lại cho gia đình bạn một mùa vụ thu hoạch cá rô phi năng suất cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.
Mục lục bài viết
Đặc điểm sinh học của cá rô phi
Cá rô phi là loại cá ăn tạp, sức đề kháng cao nên dễ nuôi hơn các giống cá khác. Thân cá có màu tím, vảy sáng, vây đuôi sọc đen đậm và có 9 – 12 sọc từ lưng xuống bụng.
Kích thước cá trưởng thành có độ dài khoảng 0,6m và nặng 1 -4kg. Cá rô phi đực thường lớn nhanh hơn và có thể thu hoạch sau 4 – 5 tháng.
Thịt cá thơm, ít xương rằm và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Kỹ thuật nuôi cá rô phi trong bể bạt lót tăng năng suất mùa vụ
Dù cá rô phi có sức đề kháng cao nhưng để mang lại một mùa vụ thành công thì bạn vẫn cần phải nắm rõ những kỹ thuật nuôi cá rô phi trong bể bạt lót:
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện, quy mô và số lượng cá rô phi sẽ nuôi, thông thường từ 100m2 trở lên, độ sâu khoảng 1,5 – 2m.
- Đối với ao đất: Tát cạn nước, vét bùn ở đáy, lấp bờ ao chắc chắn và nhổ sạch cỏ. Tẩy trùng, diệt khuẩn trong ao bằng vôi bột, tiếp đó rải phân chuồng vào ao để tạo màu nước cho ao
- Đối với ao lót bằng bạt chống thấm: Sau khi đào ao theo diện tích thì làm phẳng đáy và tạo độ nghiêng khoảng 5% để nước dễ thoát ra ngoài, độ sâu khoảng 2m. Tiếp theo trải bạt khắp ao, cố định bạt ở các góc ao để đảm bảo kín và không thấm nước.
Khi chuẩn bị ao nuôi cá rô phi trong be bạt lót xong thì bơm nước sạch vào ô, ngâm 3 – 7 ngày rồi mới bắt đầu quá trình nuôi.
Để nuôi cá rô phi sinh trưởng tốt nên điều chỉnh nhiệt độ ở 25 – 30 độ, pH = 7 – 8, độ mặn <5 ‰, hàm lượng oxy hòa tan > 3mg/l.
Nội dung bổ sung: Bạt hdpe lót ao nuôi cá rô phi là sản phẩm bạt lót hồ cá – ứng dụng sản phẩm màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản thường được sử dụng, chất liệu nhựa HDPE cao cấp High-density polyethylene, đem lại hiệu quả an toàn cho nuôi trồng cá rô phi.
Gợi ý xem bảng giá bạt lót hồ cá RẺ BỀN tiêu chuẩn lót hồ nuôi.
Chọn và thả cá rô phi giống
3 loại giống cá rô phi được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam là:
- Điêu hồng: thân trên vàng đậm, vàng nhạt hoặc đỏ hồng.
- Rô phi dòng Gift: sinh trưởng nhanh và cho thịt thơm ngon, kích cỡ lớn và đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Rô phi Đường Nghiệp: tốc độ tăng trưởng nhanh, đề kháng tốt, tốc độ tăng trưởng khoảng 1 – 1,4kg/con/6 tháng, đạt năng suất lên tới 20 tấn/ha.
Nên chọn con giống có ngoại hình cân đối, màu sắc tươi tắn, bơi khỏe và không bị xây xát, trầy xước, dị dạng. Đảm bảo các con giống có kích cỡ đồng đều (5 – 6cm đối với vụ chính và 6 – 8cm đối với vụ đông).
Mật độ thả và nuôi cá rô phi giống: 2 – 3 con/m2.
Áp dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi trong bể lót bạt thành công thì đến giai đoạn thả cá khá quan trọng về yêu cầu mật độ cũng như thời điểm
- Thời điểm thả giống: Mùa xuân: tháng 2 – 3 Dương lịch. Mùa thu: tháng 7 – 8 Dương lịch. Nên thả lúc trời mát như sáng sớm, chiều tối.
- Thả cá: Ngâm bao cá xuống ao khoảng 30 phút rồi mở bao để cá bơi ra để dễ thích ứng với nhiệt độ.
Cá rô phi ăn gì và khẩu phần hàng ngày
Cá rô phi là loài ăn tạp nên thức ăn rất phong phú và đa dạng: cám ngô, khoai, sắn, bột cá, bã đậu,… bèo, rong, cỏ. Để mang lại năng suất cao, bạn nên dùng thức ăn công nghiệp dạng nổi (hàm lượng đạm từ 18 – 35%) để dễ kiểm soát khẩu phần ăn cũng như môi trường nước trong hồ lót bạt
Nuôi cá rô phi trong bể bạt bằng cách cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối:
- Tháng đầu tiên: lượng thức ăn = 7 – 10% trọng lượng cá
- Tháng thứ 2: lượng thức ăn = 5 – 7% trọng lượng cá
- Tháng thứ 3 – 4: lượng thức ăn = 3 – 4% trọng lượng cá
- Tháng 4 trở đi: lượng thức ăn = 2 – 3% trọng lượng cá, giảm lượng đạm khoảng 18 – 20%.
Có thể dùng thêm sàng ăn để tiết kiệm chi phí nhưng cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
Xem bài viết liên quan khác Nuôi tôm càng xanh trong bể bạt lót hồ Kỹ thuật nuôi cá kèo trong ao bể bạt lót Hướng dẫn nuôi cua trong nhà bằng bạt lót hồ
Nuôi cá rô phi trong bể bạt lót cần lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc:
- Kiểm tra ao nuôi thường xuyên để hạn chế tình trạng rò rỉ nước hay cá thất thoát ra bên ngoài.
- Duy trì hàm lượng oxy/nước bằng cách bố trí máy quạt nước.
- Đảm bảo mực nước ổn định, thay nước 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần 30 – 50% lượng nước trong ao nuôi cá rô phi.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn và bổ sung thêm vitamin để cá lớn nhanh và ít bị bệnh.
- Mỗi 15 – 30 ngày, kiểm tra khối lượng và mức tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp.
- Bón vôi 2kg/100m3 với tần suất 1 lần/tháng để khử khuẩn, diệt vi sinh vật gây hại đối với cá rô phi. Nếu nước ao bị bẩn, màu đậm thì thay 30% lượng nước cũ.
Thu hoạch
Sau 6 – 8 tuần nuôi cá rô phi trong bể bạt lót thì đã có thể thu hoạch. Có thể thu hoạch theo cách thu tỉa hoặc thu toàn bộ.
Lưu ý:
- Không cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.
- Khi thu hoạch thì kéo lưới nhẹ nhàng để tránh làm thân cá trầy xước.
Lời kết
Nuôi cá rô phi trong bể bạt lót hồ đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ kiến thức chuyên môn cũng như các kinh nghiệm thực tiễn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải quyết tốt vấn đề này để có thể xây dựng nên hệ thống nuôi cá rô phi bền vững, mang lại thu nhập cao cho bản thân mình.
Nếu bạn cần thi công bạt lót hồ cá thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi đặc biệt nhé!
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.