Nuôi cá chép giòn trong bể bạt hdpe lót hồ tiết kiệm chi phí

Nuôi cá chép giòn trong bể lót bạt HDPE tiết kiệm chi phí

Thịt cá chép giòn ngọt, dai và giòn nên nhu cầu về loại cá này là rất cao trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều hộ nuôi thủy sản đã áp dụng kỹ thuật nuôi cá chép giòn. Vậy cách nuôi cá chép giòn theo mô hình này thực hiện như thế nào? Có điều gì cần lưu ý hay không? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Đặc điểm cá chép giòn

Nguồn gốc cá chép giòn là ở Nga, Hungary, sau khi được nhập vào nước ta thì được lai tạo với giống cá chép thường để tăng khả năng thích nghi và giảm chi phí ban đầu. Hiện nay, nguồn cá trên thị trường chủ yếu là cá chép giòn lai.

Khi quan sát thật kỹ thì cá chép giòn sẽ có một số đặc điểm khác với cá chép thường như:

Trọng lượng2 – 8kg trong 1 mùa
Thân hìnhthân dài và thuôn, chiều dài từ 50 – 80cm/con, lưng hơi cong, vây lưng cứng
Màu datrắng nhạt
Chất lượng thịtdai dai, giòn giòn
Giá trị dinh dưỡngcollagen, axit amin, canxi,…
Giá200.000 – 250.000 đồng/kg (với cá có trọng lượng từ 2 – 4 kg)

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn bằng bể lót bạt đúng tiêu chuẩn

Áp dụng kỹ thuật nuôi cá chép giòn đúng tiêu chu
Áp dụng kỹ thuật nuôi cá chép giòn đúng tiêu chuẩn

Cách nuôi các chép giòn gồm 7 bước đơn giản sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị ao nuôi

Có thể nuôi cá chép giòn trong ao đất hoặc nuôi cá chép giòn trong bể xi măng hoặc bể bạt chất liệu nhựa chống thấm. Vì cá chép giòn thích sống ở tầng đáy nên ao nuôi của bạn cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Vị trí: ưu tiên gần nhà, nếu không thì dựng thêm chòi gác vì đây là loài cá có giá trị cao.

Diện tích: tối thiểu 2000 – 5000m2, sâu hơn 2m, khoảng cách từ mặt nước đến mặt ao tối thiểu 40 – 50cm.

Yêu cầu khi đào ao: gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho quá trình thay nước.

Đáy ao: tháo cạn nước chỉ để lại lớp bùn có độ dày 20 – 30cm, rải 8 – 10kg vôi cho 100m2, phơi đáy từ 3 – 7 ngày rồi mới bơm nước sạch vào ao, duy trì mức nước từ 1,8m – 2m.

Môi trường ao nuôi cá chép giòn: độ pH từ 7.5 – 8.5, nhiệt độ trung bình từ 20 – 32 độ C, nồng độ oxy hòa tan từ 5 – 8 mg/l.

Thông tin bổ sung: Bạt hdpe lót đáy ao nuôi cá chép giòn làm từ vật liệu chống thấm còn gọi là bạt lót hồ cá – ứng dụng màng HDPE chống thấm trong nuôi trồng thuỷ sản làm từ nhựa nguyên sinh High-density polyethylene cao cấp có độ dày 0.2 – 0.5mm để tạo bề mặt ao, lồng nuôi làm bằng lưới nylon từ 0.3 – 0.5mm, dùng thanh sắt hoặc gỗ tạo thành tường bao quanh ao.

  • Bước 2. Lựa chọn cá chép giống

Chọn cá chép giống theo những tiêu chí sau:

  • Cá chép giống còn nguyên vẹn, không bị trầy xước, xây xát.
  • Thân không bị mất nhớt.
  • Nuôi cá chép giòn có kích cỡ đồng đều để hạn chế tình trạng cá tranh ăn với nhau
  • Trọng lượng từ 0.8 – 1kg/con.

Trước khi vận chuyển về ao cần cho nhịn ăn 1 ngày. Khi vận chuyển thì liên tục sục khí oxy để cá không bị mệt mỏi.

Mật độ trong thùng vận chuyển từ 70 – 80kg/m2 hoặc chia thành các bao chứa 20l nước, mỗi bao có 10 con cá.

  • Bước 3. Thả cá

Trước khi thả cần tắm cá theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Pha muối loãng 2 – 3% và ngâm cá khoảng 5 – 10 phút.

Cách 2: Tắm cá bằng dung dịch thuốc tím với liều lượng 30 – 50g/m2 trong 10 – 15 phút.

Mật độ thả cá chép giòn trong ao là 0.5 – 1 con/m2. Không nên thả với mật độ quá cao vì sẽ khiến chúng tranh ăn với nhau và ảnh hưởng tới chất lượng khi thu hoạch.

Xem thêm Cách tính bạt lót hồ cá CÔNG THỨC tối ưu chi phí

  • Bước 4. Chọn thức ăn của cá chép giòn

Nuôi cá chép giòn cho ăn gì? Thức ăn cá chép giòn rất phong phú, bao gồm tôm, côn trùng, sinh vật phù du,… Giai đoạn đầu, thức ăn của cá chép giòn chỉ có hạt đậu tằm, bạn có thể kết hợp thêm cám viên tự ép để tiết kiệm chi phí.

Trung bình cá ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Các ngày tiếp theo tăng khẩu phẩu phần vì cá chép giòn tiêu thụ lượng thức ăn khoảng 30 – 40% trọng lượng cơ thể.

5 ngày đầu cho ăn khẩu phần chưa có đậu tằm.

Tiếp theo cho ăn đậu tằm 5 ngày liên tục với khẩu phần = 0.03% trọng lượng cơ thể.

Khi cá đã quen thì cho ăn đậu tằm lên 1.5 – 3% khối lượng đàn cá.

Đậu tằm là loại lương thực mà người có thể ăn được, vừa là thức ăn rất tốt cho việc chăn nuôi cá chép giòn.

Hàm lượng protein khoảng 30%, với 8 loại axit amin, lượng tinh bột chiếm 49%, cùng với chất béo 0,8%

Hạt đậu tằm giúp cho cá chép giòn có thịt chắc và giòn

Đậu tằm giúp cá mau lớn, quá trình nuôi dưỡng có kháng cao ít bệnh và thịt trở nên thơm ngon hơn.

  • Bước 5. Chăm sóc và quản lý

Chăm sóc và quản lý quá trình nuôi cá chép giòn
Chăm sóc và quản lý quá trình nuôi cá chép giòn

Theo dõi ao nuôi cá chép giòn hàng ngày:

Mùa hè ao nước thường cạn nhanh nên cần bổ sung lại để duy trì mực nước phù hợp cho cá phát triển.

Mùa mưa kiểm tra bờ đê và mực nước, nếu mực nước dâng quá cao thì nên tháo nước kịp thời.

Kiểm tra lưới chăn ở khu vực thoát nước, miệng cống, ngăn mạch nước ngầm chảy vào mà chưa qua lớp lưới.

Rắc vôi cải tạo 15 ngày/lần với liều lượng 1 – 2kg/100m3.

  • Bước 6. Phòng trị bệnh trong quá trình nuôi cá chép giòn

Cá chép giòn nuôi như thế nào để giảm nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong môt hình bể bạt lót nuôi cá chép giòn thì bạn có thể thêm Tiên Đắc 1 vào cám viên nổi cho cá ăn 1 lần/tháng. Cho cá ăn trong 3 ngày liên tục với liều lượng 100g thuốc/500kg cá/ngày.

Hoặc bạn có thể dùng tỏi xay, trộn 3 – 5kg với 1kg thức ăn đem ép viên cám nổi.

Dùng thêm vitamin C liều lượng 30ng/kg thức ăn hàng ngày.

  • Bước 7. Thu hoạch

Sau 5 – 6 tháng, bạn đã có thể tiến hành thu hoạch cá chép giòn thương phẩm (cho cá nhịn ăn trước 1 ngày).

Nuôi cá chép giòn có đạt được năng suất cao hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường ao nuôi, thức ăn hàng ngày, kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh.

Hy vọng bài viết hôm nay của Bông Sen Vàng Group đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi cá chép giòn theo kỹ thuật nuôi trong bể bạt lót hồ.

Nếu cần tư vấn chi tiết về loại bạt lót hồ cá HDPE nuôi tôm cá các loại thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!

Thông tin liên hệ:

Công ty chuyên tư vấn giải pháp kỹ thuật chống thấm cho công trình xử lý nước thải, thi công hầm Biogas trang trại chăn nuôi.

  • Địa chỉ: 51 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM
  • Điện thoại: 0988 916 886
  • Email: bongsenvang.hcm@gmail.com

Xem thêm bài viết liên quan:

Cách nuôi tôm sú bằng bể lót bạt

Hướng dẫn nuôi cá tầm trong bể lót bạt

Chia sẻ cách nuôi cua đồng tại nhà
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *