So sánh màng chống thấm HDPE với màng EPDM

So sánh màng chống thấm HDPE với màng EPDM

Top 2 vật liệu chống thấm với khả năng ngăn chặn nước và độ ẩm thấm vào công trình hiện nay khá phổ biến đó là màng chống thấm HDPEmàng chống thấm EPDM. Mỗi loại điều có những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với các điều kiện thi công không giống nhau.

Cùng Bông Sen Vàng tìm hiểu so sánh màng chống thấm HDPE và màng EPDM qua các yếu tố như: đặc điểm, tính năng nổi bật, ưu điểm, ứng dụng từng loại và thi công. Để đưa ra quyết định nên chọn màng chống thấm nào phù hợp cho công trình.

5 yếu tố so sánh màng chống thấm HDPE và màng EPDM

yếu tố so sánh màng chống thấm HDPE và màng EPDM
yếu tố so sánh màng chống thấm HDPE và màng EPDM (Nguồn ảnh Internet)

Mục tiêu của việc so sánh màng HDPE và màng chống thấm EPDM đó là đưa ra các thông tin chi tiết đầy đủ nhất của từng loại màng chống thấm rồi sau đó giúp người sử dụng hay nhà thầu có cái nhìn rõ ràng hơn nhằm đưa ra lựa chọn sản phẩm nào sẽ phù hợp cho công trình của mình.

Dưới đây là các yếu tố so sánh màng chống thấm HDPE và EPDM:

Thành phần cấu tạo và đặc tính

Màng chống thấm HDPE (High-Density Polyethylene) có thành phần làm từ nhựa polyethylene mật độ cao, có các đặc điểm sau:

  • Độ bền kéo, độ cứng và chịu áp lực tải trọng
  • Có khả năng chống chịu hóa chất
  • Kháng tia UV và ít bị ảnh hưởng
  • An toàn, không độc hại khi tiếp xúc với nước và môi trường xung quanh

Nhược điểm:

  • Ít linh hoạt hơn EPDM, đặc biệt ở nhiệt độ thấp
  • Yêu cầu kỹ thuật cao hơn trong quá trình thi công mối nối

Màng chống thấm EPDM (Ethylene Propylene Diene Monomer), được làm từ cao su tổng hợp tên gọi là EPDM, đặc điểm gồm:

  • Dẻo dai, đàn hồi
  • Linh hoạt ở nhiệt độ thấp
  • Chống chịu được tia UV
  • Khả năng chịu rung động và co ngót tốt

Nhược điểm:

Yêu cầu lớp lót (primer) để đảm bảo độ bám dính với các vật liệu khác

Khả năng chống chịu hóa chất hạn chế hơn so với HDPE

Bảng so sánh các tính năng nổi bật quan trọng

ưu điểm nổi bật quan trọng màng chống thấm HDPE
ưu điểm nổi bật quan trọng màng chống thấm HDPE (Ảnh sưu tầm)
Tính chất Màng chống thấm HDPE Màng chống thấm EPDM
Độ bền Rất cao Cao
Tuổi thọ 20-50 năm 30-50 năm
Độ linh hoạt Linh hoạt ít hơn Rất linh hoạt
Chống chịu hóa chất Tốt Trung bình
Chịu tải trọng Cao Trung bình
Chịu nhiệt độ Cao hơn ( từ -60°C đến 110°C) Khá (từ -45°C đến +130°C)
Chống chịu tia UV Tốt Tốt
Yêu cầu thi công Kỹ thuật cao Trung bình
Chi phí Thấp hơn Cao hơn

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm màng chống thấm HDPE

  • Chi phí sử dụng thấp hơn so với EPDM
  • Phù hợp cho các công trình chịu áp lực nước lớn bởi độ bền kéo và chịu tải trọng cao
  • Khả năng chống chịu hóa chất rộng rãi
  • An toàn tiếp xúc với nước

Nhược điểm:

  • Ít linh hoạt
  • Yêu cầu kỹ thuật cao cho việc thi công mối hàn
  • Không phù hợp cho thi công ở nhiệt độ thấp

Màng chống thấm EPDM

Dễ dàng thi công sử dụng, phù hợp với các khu vực có nhiều góc cạnh

Độ linh hoạt cao, thích ứng tốt với các chuyển động nhẹ của kết cấu

Có thể thi công ở nhiệt độ thấp

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư sử dụng vận hành cao hơn so với HDPE
  • Chống chịu hóa chất có phần hạn chế hơn
  • Yêu cầu lớp lót để đảm bảo độ bám dính

Ứng dụng cho công trình

Ứng dụng màng chống thấm HDPE

  • Mái nhà dạng phẳng
  • Tầng hầm và móng nhà
  • Tường chắn đất
  • Bãi rác và khu chứa chất thải
  • Ao nuôi trồng thủy sản

Màng chống thấm EPDM

  • Mái nhà xanh
  • Mái nhà kim loại
  • Khe nối và diềm mái
  • Sân thượng và ban công
  • Hồ bơi và ao trang trí
So sánh màng chống thấm HDPE với màng EPDM
Hình ảnh màng chống thấm HDPE và màng EPDM (Nguồn Sưu Tầm)

Quy trình thi công

Thi công Màng chống thấm HDPE

  • Chuẩn bị mặt bằng: san phẳng và loại bỏ tất cả các vật sắc nhọn ở bề mặt.
  • Trải lớp geotextile: cải thiện khả năng thoát nước.
  • Lót trải màng HDPE: theo chiều dài của mặt phẳng.
  • Hàn mối nối: Mối nối giữa các tấm màng được hàn bằng phương pháp hàn nhiệt hoặc hàn đùn nóng.
  • Xử lý các góc cạnh và taluy: Các góc cạnh và taluy được xử lý bằng cách tạo nếp gấp và cố định bằng túi cát.
  • Kiểm tra mối hàn: Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các mối hàn bằng mắt thường và máy chuyên dụng.

Màng EPDM

Tùy theo phương pháp thi công (keo dán, tự dính hoặc hàn nhiệt). Tuy nhiên, các bước cơ bản bao gồm:

  • Chuẩn bị bê mặt: đảm bảo làm phẳng, bỏ tất cả các vật sắc nhọn.
  • Dán lớp lót (nếu cần thiết): Lớp lót giúp tăng cường độ bám dính giữa màng EPDM và bề mặt thi công.
  • Trải lớp màng EPDM: sao cho bề mặt phẳng mịn.
  • Dán mối nối: Mối nối giữa các tấm màng được dán bằng keo chuyên dụng hoặc hàn nhiệt.
  • Xử lý các góc cạnh và taluy: Các góc cạnh và taluy được xử lý bằng cách tạo nếp gấp và dán keo hoặc hàn.
  • Kiểm tra mối nối: Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các mối nối bằng mắt thường và máy chuyên dụng.

Chọn màng chống thấm HDPE hay màng EPDM?

Các yếu tố đánh giá để chọn lựa loại màng chống thấm HDPE và EPDM phù hợp:

  • Ngân sách: Màng HDPE giá thành thấp hơn so với EPDM
  • Điều kiện thi công: Nếu thi công ở môi trường nhiệt độ thấp thì dùng EPDM, HDPE thì sẽ khó khăn hơn
  • Yêu cầu về độ bền kéo và chịu tải trọng: thì HDPE có độ bền kéo và chịu tải trọng cao hơn EPDM
  • Tiếp xúc hoá chất: Môi trường nhiều hoá chất thì chọn màng HDPE hợp lý
  • Yêu cầu tuổi thọ công trình: cả 2 loại màng điều ổn.

Trên là những thông tin đánh giá so sánh giữa màng chống thấm HDPE và màng chống thấm EPDM, hi vọng bài viết hữu ích cho đọc giả.

Tìm mua màng chống thấm HDPE quý khách có thể liên hệ Công Ty Bông Sen Vàng, chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm chống thấm, tư vấn giải pháp tối ưu hiệu quả và chi phí cho khách hàng. Gọi ngay hotline 0988 916 886

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *