Sơn chống thấm gốc dầu: Ưu điểm Phân loại Quy trình thi công

Sơn chống thấm gốc dầu: Ưu điểm Phân loại Quy trình thi công

Sơn chống thấm gốc dầu là sản phẩm không thể thiếu khi sơn hoàn thiện cho công trình. Vậy sơn gốc dầu là gì? Sơn chống thấm gốc dầu có tốt không? Quy trình thi công sơn dầu chống thấm ngoài trời bao gồm bao nhiêu bước?

Sơn chống thấm gốc dầu là gì?

Sơn dầu chống thấm là hỗn hợp chứa pliolite, keo acrylic tổng hợp, dầu hạt lanh và một số phụ gia khác. Khi sơn dầu khô thì sẽ tạo nên 1 lớp chống thấm nước cực kỳ mạnh mẽ.

Loại sơn này có tính thẩm thấu cao nên bám dính tốt trên hầu hết mọi bề mặt, kể cả tường trong và tường ngoài trời.

Ưu nhược điểm sơn dầu chống thấm ngoài trời

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của loại sơn gốc dầu:

Ưu điểm

  • Kháng nước mạnh mẽ: sơn chống thấm gốc dầu mang lại hiệu quả chống thấm nước vượt trội cho cả công trình, đặc biệt là phần chân tường nơi thường xuyên bị đọng nước, ẩm ướt và ố vàng.
  • Dễ dàng vệ sinh: sơn có độ bóng cao nên có thể dễ dàng lau chùi, loại bỏ mọi vết bẩn xuất hiện trên bề mặt.
  • Hạn chế trầy xước: khi dùng sơn gốc dầu cho bề mặt tường sẽ hạn chế vết xước, vết nứt xảy ra do va đập.
  • Hỗ trợ vẽ tranh tường: xu hướng trang trí tường bằng tranh vẽ 3D ngày càng phổ biến nên sơn gốc dầu ngày càng được nhiều người lựa chọn, điều này sẽ giúp ngôi nhà có những không gian độc đáo, mới mẻ và lạ mắt.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đã nêu ở trên thì sơn gốc dầu vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Dễ bị chói khi nắng chiếu vào: vì sơn dầu có độ bóng cao nên khi ánh sáng chiếu vào sẽ gây ra hiện tượng lóa mắt.
  • Mùi khó chịu: cấu tạo của sơn khá đặc biệt nên sẽ có mùi khó ngửi hơn sơ với sơn nước.
  • Độ bền thấp: thời gian sử dụng của sơn dầu không dài nên dễ xảy ra tình trạng bong tróc, tách lớp,…

Sơn gốc dầu chống thấm có an toàn không? Sơn gốc dầu của các thương hiệu nổi tiếng luôn đảm bảo an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Có nên sử dụng sơn gốc dầu chống thấm? Sơn chống thấm gốc dầu là giải pháp chống thấm nước hoàn hảo cho công trình, ngoài ra nó còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao thông qua độ bóng cũng như sự đa dạng màu sắc.

Phân loại sơn dầu chống thấm

Các loại sơn dầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

  • Sơn dầu gốc Bitum Polymer: là loại sơn dạng lỏng, quét lên bề mặt sẽ tạo lớp màng ngăn nước.
  • Sơn dầu gốc PU-Polyurethane: là loại sơn 2 thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có chứa dung môi.
  • Sơn dầu gốc Silicate: là loại sơn thẩm thấu có độ bám dính tốt, chống thấm nước từ sâu bên trong.
  • Sơn dầu gốc xi măng: gồm loại 1 thành phần và 2 thành phần.

Tổng hợp các loại sơn chống thấm gốc dầu tốt nhất hiện nay

Tổng hợp các loại sơn chống thấm gốc dầu tốt n
Tổng hợp các loại sơn chống thấm gốc dầu tốt n

5 loại sơn gốc dầu có khả năng chống thấm hiệu quả là:

  • Sơn Jotun: ngăn nước tiếp xúc với bê tông, kháng kiềm, kháng rêu hóa và chống được các tác động của thời tiết nên thưởng cho hạng mục chống thấm ngược cho tường nhà.
  • Sơn Mykolor: bám dính tốt, chống ố vàng, nấm mốc, rong rêu,… phù hợp với chống thấm cho trần nhà, chân tường.
  • Sơn Japan Pain To-KoKo: tạo độ bóng đẹp, độ phủ và bền màu cao, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Sơn Spec: chống thấm nước từ bên trên tràn xuống, chống ẩm chân tường do hơi nước từ dưới đất lên, hạn chế nấm mốc, ố vàng,…
  • Sơn Nippon: được cấu tạo bởi thành phần đặc biệt nên kháng nước, kháng kiềm tốt, độ bền cao, phù hợp với bề mặt trát vữa, tường gạch hoặc bê tông.

Quy trình thi công sơn gốc dầu chống thấm

Thực hiện sơn cho công trình theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, độ ẩm <16% hoặc 21 – 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

Bước 2: Láng mịn tường

Sử dụng xi măng và bột trét tường để khắc phục những chỗ hư hỏng, nứt vỡ trên tường.

Bước 3: Thi công sơn chống thấm gốc dầu

Sơn đều tay với từng lớp mỏng, sơn nhiều lần để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Sơn chống thấm gốc dầu bao lâu thì khô?

Thời gian sơn dầu khô phụ thuộc vào: Loại sơn, Độ ẩm – nhiệt độ môi trường và bề mặt công trình.

Thông thường, thời gian khô bề mặt là 60 – 90 phút, khô hoàn toàn là 3 – 4 giờ. Nếu môi trường không thuận lợi thì thời gian khô có thể tăng lên 12 – 24 giờ.

Quy trình thi công sơn gốc dầu chống thấm
Quy trình thi công sơn gốc dầu chống thấm

Những lưu ý trong quá trình lựa chọn và sử dụng sơn dầu

Một số điều bạn cần lưu ý để công trình đạt được hiệu quả chống thấm tối đa là:

  • Chọn sơn dầu cùng hãng với sơn đang dùng: sử dụng sơn lót, sơn phủ màu và sơn dầu cùng hãng sẽ hạn chế hiện tượng bong tróc, nứt vỡ mảng lớn, tăng độ bền bỉ cho ngôi nhà của bạn.
  • Nên dùng sơn dầu cho chống thấm ngoài trời: sơn dầu chống thấm nước theo bề mặt thẳng đứng và có mùi khá khó chịu nên phù hợp với tường ngoài trời.

Giá sơn chống thấm gốc dầu

Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây để xem loại sơn nào phù hợp với ngân sách của mình:

Loại sơn dầuĐóng góiGiá thành
Sơn gốc dầu DuluxThùng 6kg – 20kg800.000 – 3.300.000 VNĐ
Sơn gốc dầu JotunThùng 6kg – 20kg1.100.000 – 3.500.000 VNĐ
Sơn chống thấm Nippon1kg – 6kg – 20kg200.000 – 950.000 – 3.000.000 VNĐ

Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, không chính xác tuyệt đối.

Sơn chống thấm gốc dầu sẽ ngăn ngừa nước thấm vào kết cấu bên trong, bảo vệ chất lượng cũng như kéo dài tuổi thọ công trình.

Ngoài giải pháp sơn gốc dầu, bạn cũng có thể tham khảo thêm những giải pháp chống thấm khác như màng HDPE để có được sự lựa chọn tốt nhất cho nhà ở, công trình của mình.

Xem thêm:

Sơn chống thấm hãng nào tốt

Sơn chống thấm pha xi măng loại nào tốt

5 nguyên tắc khi thi công sơn chống thấm

Đánh giá hiệu quả thi công màng chống thấm HDPE 
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *