Xử lý chất thải chăn nuôi là gì? Quy trình Biện pháp xử lý

Xử lý chất thải chăn nuôi là gì? Quy trình Biện pháp xử lý

Xử lý chất thải chăn nuôi không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn có thể chuyển hóa thành nguồn tài nguyên cần thiết như phân bón hữu cơ và năng lượng tái tạo. Vậy xử lý chất thải chăn nuôi là gì? Có bao nhiêu biện pháp xử lý? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết hôm nay nhé!

Xử lý chất thải chăn nuôi là gì?

Xử lý chất thải chăn nuôi là quá trình chuyển đổi chất thải từ chăn nuôi (chất thải rắn hữu cơ, nước thải, khí thải,…) thành nguyên liệu làm phân bón, nước tưới cây trồng hoặc mục đích khác.

Quy định về việc xử lý chất thải chăn nuôi

Theo Luật Chăn nuôi và Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT:

Đối với chăn nuôi trang trại

  • Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi.
  • Chất thải rắn và nước thải phải được thu gom, xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi tái sử dụng.
  • Vận chuyển chất thải rắn, nước thải phải sử dụng thiết bị chuyên dụng.
  • Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại phải xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với chăn nuôi nông hộ

Phải bảo đảm vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến người xung quanh:

  • Thu gom chất thải rắn hữu cơ và xử lý tại vị trí tập trung trong trang trại.
  • Sử dụng các biện pháp như ủ compost, biogas, chế phẩm sinh học để đảm bảo hạn chế mùi hôi và không chảy tràn ra môi trường.
  • Chất thải sau khi trải qua quá trình xử lý phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới được dùng cho cây trồng hoặc làm thức ăn thủy sản.
  • Những quy định này nhằm đảm bảo xử lý chất thải chăn nuôi một cách hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi

Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi
Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi

Dưới đây là quy trình chi tiết để xử lý chất thải trong chăn nuôi mà bạn nên tham khảo và áp dụng:

Thu gom chất thải

Chất thải từ chăn nuôi cần được thu gom và phân loại tại nơi được quy hoạch và xây dựng riêng biệt, đảm bảo an toàn và vững chãi. Bể chứa chất thải cần được xây dựng sao cho đủ lớn và không có chất thải chưa được xử lý tràn ra ngoài môi trường.

Xử lý chất thải

Sau khi thu gom, chất thải sẽ được xử lý bằng phương pháp phù hợp tùy vào các yếu tố như diện tích, tài chính và quy mô chăn nuôi,…

Tái sử dụng

Chất thải sau khi qua quá trình xử lý có thể được tái sử dụng để sản xuất phân bón cho cây trồng trong vườn hoặc đồng ruộng. Việc tái sử dụng chất thải không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình, đồng thời mang lại nguồn dinh dưỡng hữu cơ an toàn và giàu giá trị cho đất đai.

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas

Dưới đây là một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi mà các gia đình có thể tham khảo và áp dụng:

Quy hoạch chăn nuôi

Trước khi bắt đầu chăn nuôi gia súc hoặc gia cầm, việc quy hoạch khu vực nuôi, xác định số lượng và loại vật nuôi sẽ giúp hạn chế tình trạng quá tải chất thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở những nơi gần nguồn nước ngầm hoặc sông.

  • Khu vực nuôi cần được xây dựng ở khu vực xa dân cư, có trang bị hệ thống xử lý chất thải riêng biệt.
  • Diện tích chuồng nuôi cần được quy hoạch hợp lý và tuân thủ mật độ phù hợp, đồng thời đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng chuồng trại.

Xử lý bằng hệ thống khí sinh học Biogas

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống khí sinh học Biogas giảm thiểu khí methane thải ra môi trường, đồng thời tạo ra khí đốt hoặc nguồn điện, giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Xử lý bằng chế phẩm sinh học

Sử dụng men sinh học cũng là một trong những phương pháp phổ biến để giảm mùi hôi và xử lý vi khuẩn gây hại trong chất thải chăn nuôi.

Xử lý nước thải bằng phương pháp oxi hóa

Phương pháp xử lý nước thải bằng oxi hóa thường được áp dụng đối với các bể lắng nước thải. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các hệ gia đình nhỏ lẻ.

Vệ sinh chuồng trại

Quy trình vệ sinh chuồng trại cần được thực hiện hàng ngày:

  • Làm sạch khu vực nuôi, thu gom rác và chất thải vào khu vực xử lý.
  • Dùng dung dịch khử trùng để tiêu diệt các nguồn bệnh tiềm ẩn và giữ cho môi trường trong chuồng trại luôn sạch sẽ.

Lợi ích khi xử lý chất thải chăn nuôi

Lợi ích khi xử lý chất thải chăn nuôi
Lợi ích khi xử lý chất thải chăn nuôi

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Xử lý chất thải chăn nuôi giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, ngăn chặn sự ô nhiễm do các chất thải hữu cơ như khí methane và ammonia gây ra. Ngoài ra, việc kiểm soát khí thải từ chất thải chăn nuôi cũng giúp ngăn chặn sự ô nhiễm nước và đất đai.

Tái sử dụng nguồn chất thải

Chất thải chăn nuôi sau khi xử lý có thể được tái sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ. Đồng thời, khí methane sinh ra từ quá trình xử lý cũng có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng tái tạo, làm giảm lượng khí thải ra môi trường và giảm nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng truyền thống.

Cải thiện sức khỏe cộng đồng

Xử lý chất thải chăn nuôi ngăn chặn chất thải và các chất dinh dưỡng như nitrat và phosphate, làm ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá. Bên cạnh đó, việc giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh tật từ chất thải chăn nuôi cũng đồng nghĩa với việc cải thiện sức khỏe cho cộng đồng sống xung quanh các trang trại chăn nuôi.

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các thông tin bạn cần biết về xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, tận dụng chất thải để tạo ra nguồn năng lượng và phân bón sạch.

Xem thêm:

Nông nghiệp sạch là gì LỢI ÍCH giá trị và tiêu chuẩn mô hình
VAI TRÒ năng lượng tái tạo là gì Các loại nguồn năng lượng
Xử lý nước thải là gì? Hệ thống Quy trình và Chi phí xử lý
Tìm hiểu ứng dụng màng chống thấm HDPE trong xử lý chất thải
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *