Tình trạng đất ô nhiễm kéo dài đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống của con người và các sinh vật. Vậy làm sao để giải quyết trình trạng này? Có thế áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất nào? Biện pháp khắc phục nào sẽ hiệu quả nhất? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu ngay hôm nay nhé!
Mục lục bài viết
Bảo vệ môi trường đất là gì?
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng đất bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân tự nhiên và hoạt động nông nghiệp, công nghiệp của cong người.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Trên thế giới
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất đã diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, ở Anh là 10.000 ha, Mỹ là 25.000 vùng, Hà Lan là 6.000 vùng,….
Sự phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến đất ngày càng bị ô nhiễm hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường đất ngay hôm nay.
Tại Việt Nam
Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, hàm lượng kim loại nặng từ các khu công công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật từ các hộ chăn nuôi,… khiến chất lượng đất bị suy giảm nghiêm trọng theo thời gian.
Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác sử dụng công nghệ lạc hậu không chỉ gây ra ô nhiễm đất mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh.
Sự cần thiết bảo vệ môi trường đất
- Trên hành tinh của chúng ta, con người sử dụng đất, không sống một mình, mà còn chia sẻ môi trường sống này với một loạt các sinh vật khác nhau như cây cỏ, hoa, côn trùng, cá, chim và thú dữ. Mỗi sinh vật đều đóng góp vào cuộc sống và hình thành một đại gia đình đa dạng.
- Sự tồn tại của chúng ta và các dạng sống khác phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại của thực vật. Động vật hoang dã phụ thuộc vào thực vật để sinh sống, và chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực vật.
- Trên Trái Đất, mọi sinh linh, từ con người đến động vật và thực vật, tạo thành một hệ sinh thái phức tạp, nơi mỗi thành viên đều tương tác với nhau.
- Các môi trường sống, từ không khí đến nước, ánh sáng và nhiệt độ, tạo điều kiện thuận lợi để cuộc sống. Mỗi loài đều đóng góp vào sự đa dạng và sự ổn định của hệ sinh thái này.
- Môi trường đất khi bị ô nhiễm có thể làm thay đổi cấu trúc đất, làm mất chất dinh dưỡng và dễ bị xói mòn khi có mưa lớn. Ô nhiễm đất cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như ung thư, bệnh gan, và ảnh hưởng đến trẻ em.
- Ô nhiễm đất còn tác động tiêu cực đến nguồn nước ngầm. Điều này đặt ra nguy cơ lớn cho con người, khi nước ngầm là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt hàng ngày.
- Ô nhiễm đất cũng buộc các loài động vật phải di chuyển đến nơi sống mới, tạo ra một loạt các thách thức trong việc thích nghi với môi trường mới và có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài.
Nguyên nhân khiến môi trường đất bị ô nhiễm
Trước khi tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ môi trường đất, ta cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này để có được các giải pháp phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất nhưng khi xét tổng thể, ta có thể thấy một số lý do điển hình như:
Canh tác nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: mặc dù nó giúp tiêu diệt sâu bệnh nhưng khi sử dụng với hàm lượng lớn thì sẽ tồn đọng lại trên đất, theo thời gian, nguồn đất bị ô nhiễm và giảm chất lượng, năng suất.
- Thuốc diệt cỏ: thành phần của thuốc có chứa một số chất độc hại, nguy hiểm nhất là Dioxin vì có khả năng gây tử vong.
Biến đổi tự nhiên
- Đất nhiễm mặn: do muối có trong nước biển và mỏ muối hoặc quá trình Gley hóa trong đất. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long khi đã có khoảng 700 ha đất bị nhiễm mặn.
- Đất nhiễm phèn: do nước phèn di chuyển theo dòng nước ngầm.
Rác thải sinh hoạt
Hàng ngày, con người thải ra ngoài môi trường một lượng lớn rác thải: túi nilon, chai nhựa,…. Khi rác thải tích tụ ngày càng nhiều thì đất sẽ bị ô nhiễm nặng hơn.
Tình trạng này không chỉ diễn ra ở những thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn vì nhận thức về các biện pháp bảo vệ môi trường đất chưa cao.
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Rác thải, khí thải từ các nhà máy công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu khiến môi trường đất bị ô nhiễm như hiện nay. Đặc biệt là ở các nhà máy sản xuất giấy, bột giấy vì chứa nhiều chất khó phân hủy trong đất.
Hậu quả khi đất bị ô nhiễm
Nếu không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đất thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống cũng như sức khỏe của con người:
- Đất đai: đất bị ô nhiễm dễ bị xói mòn và mất chất dinh dưỡng mỗi khi mưa lớn, giảm khả năng khai thác của đất. Về mặt hóa học, hình thành các loại độc tố mạnh như Al3+, Fe2+,… ảnh hưởng đến môi trường. Về mặt sinh học, khoáng mùn tăng nhưng chất hữu cơ giảm khiến đất nghèo nàn, giảm sự đa dạng sinh vật trong môi trường đất.
- Sức khỏe: nếu tiếp xúc với đất bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư, nhiễm độc gan, rối loạn hô hấp, các bệnh ngoài da.
- Nguồn nước: các chất độc hại trong đất sẽ thẩm thấu vào mạch nước ngầm, đe dọa đến sự sống của các sinh vật.
Gợi ý xem thêm: Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí hiệu quả
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Mặc dù chưa có các biện pháp khắc phục ô nhiễm đất giải pháp để hiệu quả 100% nhưng chúng ta có thể chung tay góp sức thực hiện một số hoạt động dưới đây để giảm thiểu tình trạng này:
Giảm lượng rác thải: không xả chất thải chưa qua xử lý, hóa học, công nghiệp,… trực tiếp ra môi trường đất.
Thay đổi canh tác nông nghiệp: Ưu tiên lựa chọn giống khỏe mạnh, chống chịu bệnh tốt để giảm lượng thuốc hóa học hàm lượng cao. Trồng cây hàng năm và lâu năm đan xen nhau.
Phủ xanh đồi trọc: Các biện pháp bảo vệ đất hiệu quả nhất là mở rộng diện tích trồng cây, trồng rừng, ngăn chặn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy,….
Tuyên truyền giải pháp bảo vệ môi trường đất: tăng cường truyền thông với những thông điệp bảo vệ môi trường đất hấp dẫn để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của mọi người.
Nâng cấp dây chuyền xử lý rác thải: áp dụng hệ thống xử lý công nghệ cao để triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả.
Xử lý và tái chế rác thải: Đối với chất thải sinh hoạt, ta có thể phân loại để tái chế và xử lý theo quy trình kỹ thuật. Đối với chất thải chăn nuôi, ta có thể thi công biogas để thu được khí đốt sinh học phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Hầm biogas giúp ta thu gom một lượng lớn chất thải hữu cơ vào một nơi để phân hủy và sản xuất khí sinh học. Quá trình này diễn ra trong môi trường anaerobic (môi trường không khí ít oxi hóa), trong đó vi khuẩn phân hủy chất thải hữu cơ tạo ra nguồn năng lượng sạch.
Biogas được sản xuất từ quá trình này có thể dùng làm nguồn năng lượng thay thế hoặc sản xuất điện và nhiệt. Chất thải còn lại dùng làm phân bón cho cây trồng.
Bằng cách này, hộ nông dân vừa có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất lại vừa tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi.
Nếu bạn cần thi công thêm thông tin chi tiết về thi công biogas hoặc màng chống thấm HDPE thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group thông qua hotline ngay bây giờ nhé
Xem thêm: Tổng hợp các giải pháp bảo vệ môi trường nước
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.