Chống thấm khe co giãn là gì Hướng dẫn 3 cách chống thấm

Kỹ thuật chống thấm khe co giãn bảo vệ kết cấu công trình

Chống thấm khe co giãn là gì? Tại sao ta cần phải chống thấm cho khe này trong công trình? Quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chống thấm khe co giãn là gì?

Khe co giãn hay còn gọi khe lún, khe nứt là khoảng trống ở kết cấu của dầm hay khoảng hở cắt dọc công trình từ phần móng đến mái để chia thành 2 phần riêng biệt.

Chống thấm khe co giãn là quá trình xử lý chống thấm dột ẩm mốc bằng cách ngăn chặn nước và các chất lỏng khác xâm nhập vào những khoảng trống của khe co giãn được thiết kế để cho phép các bộ phận của công trình di chuyển tự do khi có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm bảo vệ công trình.

Một số loại khe co giãn mà ta thường thấy là:

  • Khe co giãn nhiệt: khoảng hở hẹp phân công trình thành 2 khối nhằm giảm thiểu lực co giãn khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, kích thước dao động từ 1,5 – 5cm.
  • Khe kháng chấn: đặc điểm giống với khe nhiệt nhưng có công dụng là làm giảm rung chấn do địa chấn hoặc xây dựng công trình lớn xung quanh.
  • Khe lún: khe lún cắt qua phần thân và móng công trình, chia công trình thành 2 khối riêng biệt, độc lập nhằm ngăn ngừa tình trạng sụt lún, khoảng cách khe lún thường > 24m.

Tại sao cần chống thấm khe co giãn?

Khe co giãn thường áp dụng cho các công trình có diện tích vừa và lớn nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế tình trạng sụt lún khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu không triển khai chống thấm khe co giãn kịp thời thì công trình sẽ gặp phải những nguy hại sau:

Chống thấm nước: Khe co giãn là khe hở hoàn toàn nên rất dễ bị thấm nước và ảnh hưởng tới kết cấu, chất lượng của công trình.

Hạn chế rắc rối, phiền toái trong quá trình sử dụng: Khe co giãn ở vị trí chuyển vị nên cần phải chống thấm khe lún ngay từ đầu để tránh phát sinh những sự cố sau này.

Tiết kiệm chi phí, thời gian: nếu chống thấm khe lún ngay từ đầu thì sẽ hạn chế được các vết nứt xuất hiện theo thời gian, giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa (nếu có).

Đảm bảo tính bền vững: chống thấm khe co giãn không chỉ giúp công trình chắc chắn, bền vững mà còn đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Một vài khó khăn khi chống thấm cho khe co giãn

Trong quá trình thi công chống thấm khe co giãn, người thi công sử dụng các loại vật liệu không phù hợp như:

  • Vữa grout liền mạch làm khe co giãn không phát huy tác dụng.
  • Màng chống thấm không đạt đủ độ dài.
  • Màng chống thấm không đạt đủ độ đàn hồi, độ bám khi chịu tác động của thời tiết.
Một vài khó khăn khi chống thấm cho khe co giãn
Một vài khó khăn khi chống thấm cho khe co giãn

Hướng dẫn chi tiết cách chống thấm khe co giãn

Có 2 cách xử lý khe co giãn, khe lún là:

Khe lún thi công trước

Cách này được nhiều người lựa chọn vì vật liệu dễ tìm, dễ thi công:

  • Băng cản nước PVC WATERSTOP LOẠI V (dùng cho mạch ngừng liên kết) bao gồm (V) 01 mặt và (V) 02 mặt.
  • Băng cản nước PVC WATERSTOP LOẠI O (dòng cho khe lún nhiệt hoặc vách tầng hầm) bao gồm (O) 02 mặt.
Chống thấm khe co giãn bằng Băng cản nước PVC
Chống thấm khe co giãn bằng Băng cản nước PVC

Khe lún thi công sau

Có thể sử dụng các cách dưới đây khi cần thi công chống thấm khe co giãn:

Các sản phẩm sika

Chuẩn bị vật liệu:

  • Backer Rod: xốp chèn ở khe co giãn
  • Sika Primer 3N: chất quét lót tăng độ bám dính
  • Sikadur 731: chất kết dính có cường độ cao
  • Sikadur Combiflex 10P: băng keo chống thấm
  • Sikaflex Construction AP: vật liệu chèn ở khe co giãn

Quy trình thi công chống thấm khe co giãn bằng sika:

Chống thấm khe co giãn bằng sika
Chống thấm khe co giãn bằng sika
  • Bước 1: Vát cạnh của khe co giãn, vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 2: Chèn xốp Backer Rod phù hợp với chiều rộng của khe.
  • Bước 3: Quét một lớp lót Sika Primer 3N để tăng tính kết dính rồi đợi khô.
  • Bước 4: Sử dụng lớp keo trám Sikaflex Construction AP.
  • Bước 5: Sau khi lớp keo trám khô thì trét Sikadur 731 lên 2 mép khe co giãn.
  • Bước 6: Dùng băng keo Sikadur Combiflex 10P dán lên bề mặt khe.

Hệ thống Turbo Seal

Chuẩn bị vật liệu:

  • Backer Rod: xốp chèn ở khe co giãn
  • Màng chống thấm HDPE hay bitum
  • Turbo Seal: matit dạng gel cao su polymer có tính đàn hồi và kết dính, khi thi công chống thấm khe lún không cần gia nhiệt.

Chống thấm khe co giãn bằng Turbo Seal:

Chống thấm khe co giãn bằng Turbo Seal
Chống thấm khe co giãn bằng Turbo Seal
  • Bước 1: Vệ sinh khe co giãn.
  • Bước 2: Dùng Backer Rod chèn đúng vị trí.
  • Bước 3: Bơm matit Turbo Seal vào khe co giãn.
  • Bước 4: Ở dọc khe co giãn, rải lớp matit sao cho độ giãn rộng ở 2 bên lớn hơn 20cm.
  • Bước 5: Thi công lớp chống thấm lên bề mặt matit khi nó chưa khô mặt.

Màng chống thấm kết hợp nẹp nhôm

Nẹp nhôm che khe co giãn trong kết cấu công trình, hấp thụ chuyển động và hạn chế tình trạng bề mặt bị nứt vỡ. Khi thi công sẽ kết hợp với màng chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị vật liệu:

  • Nẹp nhôm: EJ02, EJ02C, EJ08, EJ08C.
  • Màng chống thấm.

Sử dụng nẹp nhôm và màng chống thấm khe co giãn:

  • Bước 1: Loại bỏ vữa, xà bần trên bề mặt bê tông, làm sạch khe co giãn cần chống thấm.
  • Bước 2: Đặt đẹp vào đúng cao độ hoàn thiện, đảm bảo 2 khe hở ở cao độ bằng nhau.
  • Bước 3: Đặt màng chống thấm rồi dùng keo 2 thành phần liên kết vào mép khe lún và sàn bê tông.
  • Bước 4: Đặt nẹp vào khe, xác định vị trí khoan lỗ vít và bắn vít nẹp xuống sàn bê tông.
  • Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sau khi chống thấm khe co giãn.

Bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến chống thấm khe co giãn mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã tìm được cách xử lý phù hợp khi cần chống thấm cho công trình của mình.

Gợi ý xem thêm thông tin Ưu điểm chống thấm polyurethane

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *