Chống thấm mạch ngừng bê tông là gì Xử Lý trước và sau xây

Chống thấm mạch ngừng bê tông bằng các vật liệu chuyên dụng

Các công trình thường bị thấm, dột qua mạch ngừng bê tông, vì vậy, công đoạn chống thấm mạch ngừng thi công có vai trò vô cùng quan trọng đối với công trình. Vậy chống thấm mạch ngừng bê tông là gì? Cách thực hiện trước và sau khi thi công ra sao? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chống thấm mạch ngừng là gì

Mạch ngừng là vị trí gián đoạn kỹ thuật, đồng thời là mối nối trong quá trình thi công bê tông toàn khối khi không thể đảm bảo điều kiện đổ bê tông liên tục.

Chống thấm mạch ngừng là quá trình xử lý mạch ngừng trong kết cấu bê tông ngăn chặn nước hay chất lỏng khác xâm nhập vào bên trong, tránh hiện tượng ăn mòn cốt thép, làm suy yếu kết cấu bê tông giảm tuổi thọ công trình, không gây ra các vết ố, bong tróc sơn và hư hại bề mặt hoàn thiện.

Tại sao lại có mạch ngừng?

Trong quá trình thi công, vì một số lý do liên quan đến yếu tố kỹ thuật hoặc thời tiết, nguyên vật liệu,… mà ta phải gián đoạn quá trình đổ bê tông.

Nếu bê tông thi công không liên tục, liền khối,… thì sẽ tạo ra liên kết kém giữa lần đổ trước và đổ sau, không đảm bảo tiêu các tiêu chuẩn kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề này, mạch ngừng thi công đã ra đời.

Một nguyên nhân khiến mạch ngừng bị thấm nước

  • Khe co giãn, khe thường
  • Bề mặt bê tông bị rỗ do thi công không đúng kỹ thuật
  • Mạch ngừng chất lượng không tốt, không có băng cản nước hoặc thanh cao su trương nở,…

Vai trò của chống thấm mạch ngừng

Vai trò của chống thấm mạch ngừng
Vai trò của chống thấm mạch ngừng

Chống thấm mạch ngừng có vai trò rất quan khi xây dựng vì nó đảm bảo tính chất kỹ thuật cũng như chất lượng của công trình. Một số vai trò cụ thể là:

  • Ngăn chặn sự xâm nhập của nước: Nước thấm vào bê tông sẽ gây ra sự hỏng hóc và suy yếu theo thời gian, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với nước. Chống thấm mạch ngừng bê tông sẽ giúp bạn hạn chế điều này.
  • Bảo vệ kết cấu bên trong: Công tác chống thấm còn giúp bảo vệ kết cấu bê tông cốt thép khỏi sự ăn mòn của nước cũng như các loại hóa chất khác (nếu có).
  • Tăng tuổi thọ của công trình: Thi công chống thấm đúng cách còn giúp kéo dài tuổi thọ của công trình, giảm chi phí cho việc sửa chữa hay bảo trì trong tương lai.
  • Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Khi thi công, chống thấm là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.

Cách chống thấm mạch ngừng lúc mới xây

Chống thấm mạch ngừng bê tông lúc mới xây bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Dọn dẹp sạch sẽ các chướng ngại vật như gỗ, sắt thép, xà bần,…
  • Xử lý các khuyết tật của bê tông như lỗ rỗ, hốc bọng,… bằng vữa xi măng.
  • Đục hay dùng máy cắt cắt các râu thép dư trên sàn bê tông với độ sâu tối thiểu 2cm so với bề mặt.

Bước 2: Đọc và kiểm tra bản vẽ thiết kế công trình

Đọc kỹ bản vẽ thiết kế để lựa chọn phương pháp thi công cũng như loại vật liệu chống thấm mạch ngừng phù hợp.

Bước 3: Lựa chọn vật liệu chống thấm

Các vật liệu thường được dùng để chống thấm cho mạch ngừng là:

  • Băng cản nước (Sika Water Bars hoặc PVC Water Stop)
  • Băng trương nở (Sika Hydrotite CJ hoặc Hyper Stop DB 2015)
  • Xi măng, keo epoxy, polyme,…

Bước 4: Thi công vật liệu chống thấm mạch ngừng

Thi công vật liệu chống thấm mạch ngừng
Thi công vật liệu chống thấm mạch ngừng

Cách 1: Đặt thép tấm ở mạch ngừng

  • Dùng một lá hợp kim đồng làm khớp nối bê tông và đặt lên mạch ngừng. Đây là loại vật liệu chăn nước tốt, ít bị ăn mòn, hư hỏng.
  • Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp “chữa cháy” tạm thời khi chưa tìm được vật liệu chống thấm phù hợp.

Cách 2: Thi công băng cản nước

Chia băng cản nước thành 2 phần và đặt vào chính giữa cấu kiện thép, một nửa nằm trong khối bê tông đang thi công và một nửa nằm trong khối bê tông sẽ thi công tiếp theo.

Lưu ý:

  • Thi công lúc vữa xi măng còn độ sệt.
  • Khi thi công hạn chế xê dịch hoặc tạo áp lực quá lớn khiến băng cản nước biến dạng và mất đi khả năng chống thấm.
  • Khi cần liên kết 2 băng cản nước thì dùng dao hàn đốt cháy 2 vị trí cần hàn rồi ép và giữ chặt đến khi chúng liên kết với nhau.

Cách 3: Thi công băng trương nở (thanh thủy trương)

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy thổi chuyên dụng, đảm bảo khô ráo, không đọng nước.
  • Luồn băng trương nở theo chiều dài của mạch ngừng (để nguyên băng chống dính).
  • Bơm keo dọc vị trí cần thi công.
  • Lật thanh trương nở lại rồi đặt vào lớp keo vừa bơm, dùng tay ấn đều theo chiều dài của mạch ngừng. Sau đó mới bóc lớp băng chống dính ra.
  • Chờ keo khô, nên kết hợp với các biện pháp cơ học để gia cố.
  • Thời gian để dán băng trương nở là không dưới 24 giờ kể lúc đổ xong bê tông.
  • Khi thi công tránh để đầm rung chạm vào vị trí băng trương nở.

Cách 4: Thi công vật liệu kết nối dạng keo epoxy, polyme

Phương án này áp dụng đối với các hạng mục sửa chữa, liên kết bê tông cũ và mới hoặc xử lý cách mạch ngừng ở sàn mái, đầu trụ và sàn:

  • Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh bề mặt khu vực bị rò rĩ nước.
  • Bước 2: Khoan lỗ và đặt ống dẫn nước để làm giảm áp lực nước tại vị trí rò rĩ.
  • Bước 3: Đặt valve 1 chiều vào lỗ và vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi bám chặt.
  • Bước 4: Thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt.
  • Bước 5: Bơm keo PU UF 3000/SL 668/SL 669 vào vết nứt bằng máy bơm áp lực cao SL 500/SL 600.
  • Bước 6: Sau 1 giờ gỡ valve 1 chiều ra, làm phẳng và vệ sinh toàn bộ bề mặt thi công.

Xử lý chống thấm mạch ngừng sau thi công

chống thấm mạch ngừng sau thi công
Quy trình xử lý chống thấm mạch ngừng sau thi công

Cách chống thấm mạch ngừng bê tông sau khi xây dựng triển khai khi tình trạng thấm dột xuất hiện tại mạch ngừng

Bước 1: Đục rãnh

  • Kiểm tra mức độ thấm, chiều dài bị thấm của mạch ngừng.
  • Đục rãnh theo đường thấm của mạch ngừng với độ sâu từ 4 – 6cm, nếu bê tông bọng rỗng thì đục sâu hơn.
  • Dùng máy phun nước hoặc máy thổi bụi vệ sinh sạch sẽ bề mặt.

Bước 2: Thi công chống thấm

  • Bão hòa nước tại vi trí rãnh thi công. Lắp thanh thủy trương vào rãnh và đổ vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 để trám kín rãnh.
  • Bả chất chống thấm thấu Masterseal 530 tại vị trí mạch ngừng để tăng hiệu quả chống thấm.
  • Kiểm tra và đánh giá kết quả thi công.

Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về chống thấm mạch ngừng bê tông.

Hiện nay, một giải pháp chống thấm được nhiều người ưa chuộng là màng HDPE có đặc tính chống thấm tốt, độ bền cao và thân thiện với môi trường.

Nếu quý khách hàng cần tư vấn về các loại màng chống thấm hay bạt lót thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!

Các loại sản phẩm chống thấm intoc Cách thi công và Báo giá

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *