Hướng dẫn 2 cách chống thấm vách tầng hầm đơn giản hiệu quả

Nguyên nhân vách tầng hầm bị thấm? 2 cách chống thấm vách tầng hầm bị thấm

Chống thấm vách tầng hầm là một công đoạn vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền móng của mọi công trình xây dựng. Vì vậy, ta cần phải đặc biệt cẩn thận trong khâu thi công để hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải chống thấm vách tầng hầm?

Tầng hầm là một khu vực quan trọng của công trình, đặc biệt là với những tòa nhà cao tầng:

  • Tầng hầm ở vị trí sâu dưới đất nên dễ chạm mạch nước ngầm dẫn đến tình trạng bị thấm.
  • Tầng hầm chịu áp lực toàn bộ của công trình, nếu bị thấm nước sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Nếu không chống thấm vách tầng hầm cẩn thận thì sẽ tốn rất nhiều chi phí sửa chữa khi sự cố xảy ra. Ngoài ra, hầm bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để rong rêu phát triển, vừa làm xấu cảnh quan lại vừa làm ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân vách tầng hầm bị thấm?

Tầng hầm bị thấm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Công tác chống thấm sơ sài: người thiết kế và thi công chống thấm vách tầng hầm không có chuyên môn cao, thiếu kinh nghiệm nên sau một thời gian sử dụng, hầm sẽ xảy ra tình trạng bị thấm nước.
  • Bê tông kém chất lượng: bê tông có tính đàn hồi và giãn nở vô cùng tốt nên gần như sẽ không xuất hiện tình trạng thấm dột. Trường hợp này xảy ra chỉ khi sử dụng bê tông kém chất lượng hoặc cách thi công không đúng kỹ thuật.
  • Vị trí tầng hầm: tầng hầm là công trình nằm sâu dưới lòng đất nên khi chịu tác động mạnh và thường xuyên của mạch nước ngầm hoặc hệ thống cấp thoát nước thì không thể tránh khỏi tình trạng bị thấm.
  • Thay đổi hoặc sửa chữa không đúng cách: khi thay đổi kết cấu không theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ khiến mạch giữa sàn và chân tường hoặc điểm tiếp nối giữa các ống kỹ thuật đi xuyên đà, dẫn đến liên kết lỏng lẻo và thấm dột.
  • Điều kiện khí hậu: Việt Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên tình trạng độ ẩm kéo dài và chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa diễn ra khá thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt bên ngoài và cấu trúc vật liệu bên trên, từ đó gây ra hiện tượng thấm.
2 cách chống thấm vách tầng hầm hiệu quả, ngăn chặn nước tuyệt đối
2 cách chống thấm vách tầng hầm hiệu quả, ngăn chặn nước tuyệt đối

2 cách chống thấm vách tầng hầm hiệu quả, ngăn chặn nước tuyệt đối

Chống thấm vách ngoài tầng hầm (biện pháp chống thấm thuận)

Chống thấm vách ngoài có thể dùng màng hoặc hoặc vữa chịu được áp lực cao. Lưu ý: đối với khu vực có độ sụt lún cao và không ổn định thì nên ưu tiên lựa chọn màng bitum để che phủ vết nứt, khe kẽ (nếu có).

Chống thấm vách tầng hầm bằng vữa chịu áp lực nước

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu.

Bước 2: Pha vữa chống thấm theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đưa ra.

Bước 3: Dùng chổi hoặc máy phun để phun lớp vữa lên bề mặt.

Bước 4: Tráp thêm 1 lớp xi măng mắc 75 để bảo vệ lớp chống thấm.

Chống thấm vách tầng hầm bằng màng dán bitum

Bước 1: Chuẩn bị

Kiểm tra toàn bộ bề mặt vách hầm, khắc phục các vết rạn nứt (nếu có) bằng vữa chống thấm. Đảm bảo toàn bộ bề mặt phải bằng phẳng, không gồ ghề, dính bẩn hoặc tạp chất trước khi chống vách tầng hầm.

Bước 2: Thi công

  • Quét 1 lớp lớp Primer để tăng độ bám dính cho bề mặt.
  • Dán một lớp chống thấm lên vách ngoài, đảm bảo các mí ghép phải khít hoàn toàn.
  • Đối với màng tự dính thì thi công từ dưới lên, đối với màng khó thì ngược lại.
Gợi ý xem thêm:

Chống thấm đáy tầng hầm

Cách chống thấm hố thang máy
Chống thấm vách trong tầng hầm (biện pháp chống thấm ngược)
Chống thấm vách trong tầng hầm (biện pháp chống thấm ngược)

Chống thấm vách trong tầng hầm (biện pháp chống thấm ngược)

Cách chống thấm vách tầng hầm này chỉ áp dụng khi không thể chống thấm từ bên ngoài. Nếu vách yếu thì cần gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon và ưu tiên lựa chọn vật liệu chống thấm chịu được áp lực nước thủy tĩnh.

Đầu tiên, ta cần xác định độ thấm và độ ngấm qua vách tầng hầm bằng công thức:

P = F/s hoặc F = P.S

Trong đó:

  • P: áp suất cột nước sâu
  • F: lực thủy tĩnh hay còn gọi là tốc độ nước phun
  • S: diện tích

Lỗ hở càng sâu thì tốc độ phun nước càng lớn.

Cách thực hiện chống thấm vách tầng hầm được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định và đánh dáu vị trí bị rò rĩ hoặc có nguy cơ bị thấm nứt cao.

Bước 2: Đục sâu từ 3cm (nếu nước chảy yếu) đến 5cm (nếu nước chảy yếu( theo hình chữ U.

Bước 3: Gắn cố định các ống nhựa, sau đó dùng vữa đông cứng nhanh để chống thấm xung quanh (vữa phải thật dẻo, đủ khô và không bị chảy trên tay).

Bước 4: Sau khi dẫn nước qua ống và cố định bằng vữa thì bịt ống bằng cách rút ống ra.

Bước 5: Dùng vữa xi măng mác 75 hoặc hồ dầu chống thấm phủ lên vị trí đã chống thấm để hoàn thiện.

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về chống thấm vách tầng hầm. Ngoài những biện pháp chống thấm đã liệt kê, màng chống thấm HDPE cũng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình, dự án lớn vì ngăn nước thẩm thấu, độ bền cao và thời gian sử dụng dài.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về màng HDPE hoặc thi công biogas bằng màng thì hãy liên hệ Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *