Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen bằng bể bạt lót hồ nâng cao năng suất

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen bằng bể lót bạt tăng năng suất

Áp dụng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót giúp người nuôi cải thiện đáng kể nguồn thu nhập và đời sống của mình. Vậy kỹ thuật này có gì đặc biệt? Chi phí nuôi ốc bươu đen có bằng bể lót có cao không? Cách nuôi ốc nhồi trong trong bể bạt lót cần lưu ý gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé!

Đặc điểm ốc bươu đen

Một số điều bạn cần biết về ốc bươu đen (hay còn gọi là ốc nhồi) trước khi nuôi là:

Môi trường sống Nước ngọt
Vỏ Mỏng
Đuôi Xoắn nhọn
Kích thước To hơn ốc lát
Thức ăn Thực vật như bùn non, lá non hoặc trái cây
Thịt Thơm ngon, bổ dưỡng
Thành phần dinh dưỡng Nước, collagen, keratin,…

Ưu điểm khi nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót hồ

Với cách nuôi ốc bươu đen trong ao đất, hộ nuôi trồng thường gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Thời gian cải tạo ao đất lâu.
  • Khó kiểm soát và tốn kém thức ăn.
  • Ốc bươu đen lớn chậm, dễ chết, tỷ lệ thất thoát cao.
  • Thu hoạch khó dẫn đến lợi nhuận thấp.
Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen có ưu điểm gì?
cách nuôi ốc bươu đen có ưu điểm gì?

Để khắc phục những hạn chế này, các hộ đã dần dần chuyển sang mô hình và kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong bể lót bạt. Cách nuôi ốc nhồi trong bể bạt lót này mang lại những ưu điểm như:

  • Kiểm soát môi trường và độ pH để ốc bươu đen sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
  • Tiết kiệm diện tích và không cần phải xây hồ nước cố định.
  • Dễ dàng đặt bể lót bạt và di chuyển khi cần thiết.
  • Kiểm soát tốt lượng thức ăn giúp ốc bươu nhanh lớn.
  • Hạn chế tình trạng dịch bệnh và ốc thất thoát ra ngoài.
  • Rút ngắn thời gian thu hoạch, đảo vụ nhanh chóng và mang lại lợi nhuận cao.
  • Tiết kiệm chi phí nuôi ốc bươu đen đáng kể so với kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong ao đất.

Từ những điều ở trên ta có thể thấy rằng kỹ thuật cách nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống các hộ nuôi trồng.

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót

Cách nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót hoặc Nuôi ốc nhồi trong bể bạt bao gồm 5 bước sau:

  • Làm bể bạt lót hồ nuôi ốc bươu đen

Cách làm bể bạt lót nuôi ốc bươu đen hiệu quả cho thu hoạch thì lưu ý bể lót bạt nuôi ốc nên có diện tích khoảng 5 – 30m2 trên bể, đặt ở nơi thoáng mát, có cây cối hoặc mái che, làm bể bạt thì nên ưu tiên lựa chọn bạt lót làm bằng chất liệu nhựa còn gọi là màng hdpe chống thấm vì đàn hồi tốt, độ bền lên tới 20 năm.

  • Đối với bể chìm: đảm bảo độ sâu khoảng 1 – 1,5m, đáy hơi nghiêng để dễ cấp thoát nước. Đáy và bờ làm phẳng rồi dùng bạt lót phủ kín và cọc cố định ở các góc.
  • Đối với bể nổi: chuẩn bị cọc tre, gỗ hoặc sắt dài từ 1,5m trở lên. Đóng cọc vào thành bể sao cho mỗi cột đều dư khoảng 1m tính từ mặt đất lên. Tiếp theo lót bạt và cố định lại.

Khi áp dụng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen thì bạn cần chuẩn bị thêm một số giá thể để ốc bám vào như bèo, rau, cây khoai ngứa,….

Sau khi lót bạt cho bể nuôi thì bơm nước và thả bèo khoảng 2 ngày để lọc nước. Để nước từ 2 – 3 ngày, duy trì độ mặn 1 – 2%, độ pH 7 – 8.

  • Lựa chọn và thả ốc bươu đen vào bể bạt lót

  • Chọn ốc giống khỏe mạnh, vỏ tươi sáng, không bị sưng vòi hoặc mòn đít. Kích thước khoảng 0,4 – 0,6g/con.
  • Vận chuyển ốc bằng cách giữ ẩm, tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
  • Trước khi thả vào bể cần áp dụng cách nuôi ốc bươu đen bằng cách rửa sạch để loại bỏ rong rêu làm giảm oxy trong nước và bốc mùi khó chịu.
  • Nên dùng lá chuối hoặc lá sen làm vật thể thả giống. Thời điểm thả giống tốt nhất là chiều tối để ốc dễ thích nghi với môi trường sống mới.

Mật độ nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót khoảng 10kg/30m2 hoặc 80 – 100 con/m2, theo số lượng thì 25 – 30 cặp ốc bố mẹ/m2 ( khoảng 50 đến 60 con ), với tỉ lệ đực cái có thể chia đều hoặc 2 ốc cái với 1 ốc đực.

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
  • Ốc bươu đen ăn gì khi nuôi trong bể bạt lót

Thức ăn chủ yếu của ốc bươu đen là bèo, thực vật thân mềm như rau, củ, quả,… Dù ốc ở bẩn nhưng thức ăn phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại.

Ốc bươu thích bèo cám vì nó có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số loại rau củ quả như rau muống, rau khoai, lá chuối, lá đu đủ, mướp,..

Cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng thức ăn từ 5 – 7% trọng lượng ốc trong bể.

  • Chăm sóc và nuôi ốc bươu đen trong bể bạt lót hồ

Khoảng 5 – 7 ngày thì thay 30 – 70% lượng nước trong bể. Khi thay cần thêm lượng vôi vừa đủ để sát trùng.

Khi nuôi duy trì độ pH ổn định ở mức >6,5%. Nếu trời mưa thì bón vôi với liều lượng 3 – 5kg/100m2.

Với những cơn đầu mùa mang theo axi thì khi mưa xong, thay 20 – 50% nước bằng cách xả tràn. Nếu ốc bò lên thành bể hoặc bèo thì thay 80% lượng nước. Lúc này cần theo dõi ốc thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Thu hoạch ốc nhồi trong bể bạt lót

Sau 3 – 4 tháng là đã có thể thu hoạch ốc bươu đen. Ngay tháng thứ 3 đã có thể thu hoạch những con lớn trước bằng hình thức tỉa dần, để lại những con bé nuôi tiếp. Có thể để dành một lượng ốc giống nhất định cho mùa vụ sau.

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối vì lúc này ốc đi tìm ăn.

Cho những vật liệu như lá chuối, lá sen,.. vào hồ để ốc leo lên, sau đó vớt ra và thu hoạch ốc.

Loại bỏ những con chết hoặc bị nhiễm bệnh rồi rửa và ngâm ốc trong nước sạch từ 1 – 2 để ốc nhả hết chất bẩn ra.a

Bảo quản trong điều kiện thoáng mát hoặc cho vào tủ đông lạnh.

Lời kết

Áp dụng đúng những kỹ thuật nuôi ốc bươu đen sẽ giúp bạn tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm thu được, đồng thời giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tư và vận hành. Ngoài dùng để nuôi ốc, bạt lót này còn có thể dùng làm bạt lót hồ tôm hoặc nuôi cá khác,… hoặc những công trình, dự án lớn bảo vệ môi trường. Hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Gợi ý xem bài viết liên quan:

Cách nuôi cá chép giòn

Kỹ thuật nuôi tôm sú bằng bể bạt lót

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *