Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bạt lót hồ thường được áp dụng cho vụ đông để ổn định nhiệt độ cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này nhé!
Mục lục bài viết
Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm, cấu tạo
Tôm thẻ có màu xanh nhạt hoặc xanh lam, vỏ mỏng và phần cơ thể không có sọc. Tôm có loại răng 5 – 9/24, rãnh bên ngắn và ẩn dưới vết đâm dạ dày, không có gai và móng mang, gan và cột sống rõ rệt, tim màu đen và chân trước có phấn.
Thức ăn tôm thẻ chân trắng
Là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu của tôm mới lớn là động vật phù du, ấu trùng sinh vật đáy,… Thức ăn của tôm trưởng thành là thực vật, động vật thân mềm, giáp xác, tảo,…
Môi trường sống
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản về môi trường sống:
- Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi cao: độ sâu từ 0 – 72m, độ mặn từ 0.5 – 35, nhiệt độ từ 6 – 40 độ C, tối đa 43.5 độ C. Tuy nhiên, khả năng sống trong môi trường nhiệt độ thấp là khá kém: <18 độ C ảnh hưởng đến việc ăn uống, <9 độ C thì tôm sẽ nằm nghiêng.
- Môi trường sống của tôm phải là nước sạch với lượng oxy hòa tan >5mg/l (tối thiểu 1.2mg/l).
- Tôm thẻ chân trắng có thể sống trong môi trường nước biển, nước ngọt, nước lợ. Ấu trùng tôm sống ở khu vực có độ mặn thấp (4 – 30%) như vùng biển nông, đầm ven biển, cửa sông,…
Quy trình và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm:
Chuẩn bị ao nuôi và nhà bạt
Ao có diện tích từ 1000 – 3000m2 được lót bạt và hệ thống xi-phông đáy. Vì nuôi tôm thẻ trong nhà bạt kín khí nên phải có thêm hệ thống sục khí đáy và quạt nước để đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng nhà bạt có thể dựng bằng cọc gỗ hoặc bê tông:
- Đối với cọc bê tông: chiều dài từ 5 – 6m để làm trụ đỡ, chăng dây cáp bọc nhựa tạo khung rồi phủ bạt kín.
- Đối với cọc gỗ: cột gỗ có đường kính 6cm, dùng dây thép buộc thành khung cột và nâng đỡ giá lưới, mỗi cột cách nhau 1,2m và phủ tấm phim nhựa mỏng lên trên.
Lưu ý: Cần cải tạo ao trước khi nuôi để đảm bảo lượng bùn đáy khoảng 5 – 10cm. Sau đó vôi với liều lượng 15 – 17kg/m3, phơi đáy từ 5 – 7 ngày rồi mới rải bạt và cấp nước vào ao khoảng 1,2 – 1,4m.
Thông tin bổ sung: bạt lót hồ nuôi tôm hoàn toàn giống bạt lót hồ cá – ứng dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản, chất liệu nhựa nguyên sinh HDPE High-density polyethylene đảm bảo an toàn cho môi trường sống của các loài tôm cá.
Thả giống và thức ăn tôm thẻ chân trắng
- Thời gian thả giống: tháng 8 – 10 âm lịch (tức tháng 9 – 11 dương lịch).
- Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng: nuôi đa cấp thả 80 con/m2, nuôi 1 cấp thả 80 – 120 con/m2.
- Cách chọn giống: giống khỏe mạnh, cỡ P12 trở lên và được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch, âm tính với các bệnh.
- Thức ăn tôm thẻ chân trắng: tỷ lệ đạm 32 – 38%, lipit 4 – 6%, độ ẩm <11%, khoáng, vitamin C, E, dầu mực,… đảm bảo chất lượng theo quy định cũng như tiêu chuẩn thức ăn thủy sản, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Cho tôm ăn đầy đủ, khoa học, hợp lý, sử dụng sàng để cho tôm ăn, đồng thời quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
Quản lý môi trường ao nuôi
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong quản lý ao nuôi được thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: 1l mật đường, 1 l EM gốc, 50l nước ngọt sạch khuẩn, 2kg thức ăn số 0 và 10g muối ăn.
- Cách tiến hành: ủ trong thùng kín từ 5 – 7 ngày.
- Cách sử dụng: dùng chế phẩm EM2 theo định kỳ 3 – 7 ngày/lần với liều lượng 50l EM2/1000m3 nước.
Thu hoạch
Nên thu hoạch tôm thẻ chân trắng bằng lướt vào buổi sáng để tôm ít chết. Nếu thu vào ban đêm thì chiếu đèn công suất lớn ngay miệng ống rồi xả nước ra để thu tôm. Trong quá trình thu hoạch thì dùng thùng đá để thịt tôm không bị đục.
Dấu hiệu bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp bạn nhận biết tôm bị bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
Vỏ | màu sậm hoặc xám hơn bình thường, không còn độ bóng, có vết mòn và chất lạ đóng vảy |
Đuôi | rủ xuống và không còn xòe ra |
Ruột | rỗng và không có thức ăn |
Mang | chuyển sang màu vàng, cam, đỏ, nâu,… hơi giòn thối rữa với tình trạng phù nước |
Chân | có vết rách, xước hoặc bẩn |
Gan, lá lách | teo nhỏ và có màu sẫm hơn bình thường |
Một số biện pháp phòng trị bệnh
Để kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng phát huy tối đa hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng ao cấp nước bổ sung trong nhà bạt.
- Dùng Iodine 20 ngày/lần vào những tháng đầu, sau đó giảm xuống 15 ngày/lần, liều lượng tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng chế phẩm sinh học 5 – 7 ngày/lần (lưu ý: dùng chế phẩm sinh học thì không dùng iodine và chất diệt khuẩn khác).
- Chuẩn bị nhiều quạt nước và chạy quạt thường xuyên để đảm bảo đầy đủ oxy trong quá trình nuôi.
Lời kết
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bạt giúp người nuôi vừa tiết kiệm chi phí, không gian lại vừa bảo vệ môi trường đất, nước, đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, lâu dài. Nếu bạn có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm bạt nuôi tôm thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group thông qua hotline để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
Xem thêm chủ đề liên quan
Kỹ thuật nuôi ba ba bằng bạt lót hồ sạch sẽ, hiệu suất cao Quy trình và kỹ thuật nuôi ếch bằng bể bạt lót hồ Cập nhập bảng giá bạt nuôi tôm ưu điểm và lợi ích khi dùng
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.