Màng HDPE chống thấm đê đập kênh mương được ưa chuộng tại các vùng nông thôn, giúp chống thấm bảo vệ hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu trong nông nghiệp luôn được vận hành.
Cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu các lý do về sự quan trọng của màng hdpe ứng dụng chống thấm cho đê đâp kênh mương, 3 bước thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương hiệu quả và lưu ý khi thực hiện.
Mục lục bài viết
Tại sao nên thi công chống thấm đê đập kênh mương
Đê đập (đập nước) kênh mương là các công trình thuỷ lợi trong Nông Nghiệp với mục đích khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước ở các con sông đổ về, phục vụ cho việc tưới tiêu. Việc chống thấm cho đê đập và kênh mương rất quan trọng để bảo đảm tính an toàn khi vận hành, tuổi thọ hệ thống và hiệu quả.
Dưới đây là một số lý do vì sao nên dùng màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương
- Bảo vệ đê đập và kênh mương khỏi sự xâm nhập nước: hạn chế tình trạng nước có thể xâm nhập vào cấu trúc, gây ra sự xói mòn, ăn mòn và làm yếu độ bền, có thể dẫn đến việc sụp đổ của đê đập hoặc hỏng hóc của kênh mương.
- Tiết kiệm nguồn nước: chống thấm tốt cho kênh mương giúp giảm thiểu việc nước thấm qua đê và kênh, từ đó giúp hệ thống thủy lợi tiết kiệm được nước. Điều này đặc biệt quan trọng trong các khu vực thiếu nước hoặc trong các mùa khô hạn.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên: thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương giúp ngăn chặn việc nước ô nhiễm của các hạt đất, chất ô nhiễm và các hợp chất hóa học từ môi trường vào đê đập, bảo vệ nguồn nước sạch và động thực vật trong khu vực xung quanh.
- Ổn định kết cấu kênh mương: hiện tượng không thấm nước giúp kênh được bảo vệ. điều này làm giảm nguy cơ sụp đổ hoặc hỏng hóc trong các tình huống thời tiết khắc nghiệt hoặc tải trọng lớn.
- Tối ưu hóa hiệu suất thủy lợi: việc duy trì một mức nước ổn định trong đê và kênh là rất quan trọng, vì thế chống thấm giúp đảm bảo rằng lượng nước trong hệ thống được kiểm soát một cách hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Dùng vật liệu chống thấm hay màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương ngay từ lúc ban đầu, bạn có thể tránh được những chi phí lớn sau này để sửa chữa và bảo trì đê đập và kênh do hỏng hóc hoặc sụp đổ.+
3 bước thi công màng HDPE chống thấm cho đê đập kênh mương
Bước 1: Trang thiết bị và dụng cụ cho thi công chống thấm kênh mương
Bộ thiết bị hàn
- Máy hàn ép hàn đường thẳng
- Máy hàn đùn cho hàn đường cong
- Máy hàn cầm tay hay còn gọi máy khò nóng, hàn đính và thổi khí nóng
- Nguồn điện không thể thiếu khi thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương
- Các thiết bị điện đảm bảo an toàn khác
Bộ di chuyển trải màng
- Xe nâng
- Cáp mềm
- Giá đỡ cho loại màng hdpe chống thấm loại dày cỡ lớn
Nhưng để cho quá trình thi công chống thấm đê đập kênh mương diễn ra suông sẻ thì dùng loại màng dày khoảng 0.3 đến 0.5 mm. Rộng khoảng 4-5m, mỗi cuộn có trọng lượng 80-120kg. Tối ưu di chuyển và bốc xếp trải dễ dàng.
Dụng cụ đo cắt
- Thước đo
- Đồ lấy dấu
- Bút dạ sơn trắng
- Dao, kéo
- Kéo chỉnh, chặn và vệ sinh màng
- Thiết bị kẹp để kéo màng
- Trang bị liên quan đến bảo hộ, phòng cháy chập khi xảy ra
Bước 2: Chuẩn bị chỗ thi công trải màng
Mặt bằng thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương cần phải phẳng và đảm bảo các tiêu chuẩn trong thực thị như sau:
Mặt phẳng nhẵn, chắc khi được nén, lu chèn đúng kỹ thuật
Làm sạch các bụi, cành lá, mẫu miếng vật liệu nhỏ khác bám dính lên.
Tại các vị trí thay đổi độ cao cần bo tròn tối thiểu lại bán kính 0.15m
Đánh dấu vị trí đào rãnh neo tiếp xúc với màng phải được bo tròn
Lắp đặt màng đến đâu thì lắp đất đến rãnh neo
Bước 3: Trài màng chống thấm lên
Tuỳ vào mặt phẳng nên vấn đề căng màng cần chú ý:
- Trải màng mặt phẳng (đáy, kênh, đập) trải theo hướng bất kỳ sao cho tổng dộd ài các đường hàn ngắn và phù hợp kích thước hạng mục thi công
- Trải ở các góc: Sau khi đo và cắt chính xác thì tiến hành trải trình tự từ đáy lên đỉnh các góc theo quy tắc mép chồng mép, khoảng cách mép chồng mép giữa 2 tấm hdpe là 10-16cm
- Trải bề mặt nghiêng: Trải dọc thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương theo hướng song song với mái dốc.
Màng chống thấm kể trên sử dụng cho đê đập kênh mương là loại màng chống thấm HDPE được làm từ chất liệu nhựa HDPE (High-density polyethylene) với khả năng chống thấm hiệu quả, độ bền cao đảm bảo cho công trình tưới tiêu trong Nông Nghiệp bền bỉ.
Tìm hiểu thêm về Bạt lót hồ chứa nước – ứng dụng màng HDPE đem lại hiệu quả trong Nông Nghiệp
Lưu ý tiến hành thi công màng chống thấm cho đê đập kênh mương
- Bố trí số lượng tấm trong khoảng thời gian làm đúng tiến độ, không lớn hơn khả năng hàn hay neo giữ.
- Không nên trải màng khi ở độ ẩm không khí cao, ví dụ như mưa, nước đọng, gió lớn, …
- Trải màng đến đoạn nào thì chặn đoạn đó tránh gió làm bay.
- Dùng giày đế mềm khi thi công
- Dùng mọi biện pháp đảm bảo tránh nếp gấp xuất hiện
- Tránh cho xe hay người di chuyển trên màng
- Kỹ sư cần theo dõi kỹ
Trên là những thông tin về cách thi công màng hdpe chống thấm đê đập kênh mương từng bước, hi vọng bài viết hữu ích cho độc giả.
Giới thiệu về đơn vị Bông Sen Vàng Group: chuyên cung cấp phân phối các loại màng chống thấm hdpe và thi công hầm biogas cho các công trình chăn nuôi nông nghiệp.
Tham khảo nội dung khác: Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong nông nghiệp mang lại lợi ích gì
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.