Hướng dẫn mô hình kỹ thuật nuôi cá trê lai trong bể bạt hdpe

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi cá trê lai trong bể lót bạt

Nuôi cá trê lai trong bể lót bạt là mô hình nuôi hiện đại trong chăn nuôi thuỷ sản, vừa mang lại nguồn thịt chất lượng cao cho người tiêu dùng lại vừa giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá trê lai, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Một số đặc điểm cơ bản của cá trê

Đặc điểm

Cá trê là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thường là các loại động vật nhỏ như cá, tôm, cua, giun, côn trùng,… nên rất dễ nuôi cá trê lai trong bể bạt lót và mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nuôi trong bể bạt nuôi cá trê.

Đặc điểm của cá trê lai đó là thời gian sinh sản của cá trê trong khoảng tháng 5 tới tháng 7 và có thể sinh sản từ 4 – 6 lần/năm. Nhiệt độ cá sinh sản từ 25 – 32 độ C và sau 30 ngày thì có thể sinh sản trở lại.

Phân loại

Hiện nay, nước ta đang nuôi chủ yếu 4 loài cá trê là trê đen, trê trắng, trê vàng, trê phi và trê lai (giữa trê vàng cái và trê phi đực) – là loại cá được nuôi nhiều nhất.

So sánh tính hiệu quả nuôi trong bể xi măng và bể bạt nuôi cá trê

Kỹ thuật nuôi cá trê trong bể bạt lót khi so sánh với mô hình cách nuôi cá trê lai trong bể xi măng hay trong đất thì đem lại nhiều lợi ích hơn về chi phí, diện tích nuôi nhỏ mà hiệu quả, tính linh hoạt kiểm soát hồ và đặc biệt tỷ lệ sống sinh trưởng phát hiện bệnh ở cá trê tốt hơn.

Nuôi cá trê lai trong bể xi măng trước đây được ưa chuộng nhưng hiện nay tối ưu chi phí hơn thì mô hình này có nhiều khuyết điểm về: chi phí thức ăn, đầu tư diện tích chỗ nuôi, tỷ lệ sống sinh trưởng thấp.

Xem thêm bảng so sánh chi tiết ở dưới đây:

Bể xi măngBể bạt nuôi cá trê
Chi phíTốn thức ăn vì phân hủy và thấm vào đất nhanh, có thể gây ô nhiễm khiến cá dễ bị mắc bệnh và giảm sản lượngKiểm soát lượng thức ăn thừa. Ngoài ra, việc thay nước cũng như vệ sinh hồ dễ dàng, thuận tiện hơn
Diện tích nuôiCần chuẩn bị hồ/bể có diện tích lớnChỉ cần diện tích = 1/10 hồ/bể xi măng, tập trung cho cá ăn và thuận lợi trong việc giăng lưới, lọc cá
Tỷ lệ sốngDiện tích lớn khó theo dõi và kiểm traDiện tích nhỏ giúp phát hiện và xử lý kịp thời những con bị bệnh, hạn chế lây lan ra cả đàn. Ngoài ra, nuôi cá trê lai trong bể bạt lót còn giúp bạn theo dõi chất lượng nước để lên lịch thay nước phù hợp
Tính linh hoạtThời gian lắp đặt dài, khó thay đổi kích thước khi mục đích sử dụng thay đổi và khó kiểm tra, bảo trìThời gian lắp đặt, thi công ngắn, có thể tùy chỉnh theo kích thước của hồ nuôi cá, nuôi tôm và vận hành, bảo trì nhanh chóng
Ứng dụngChỉ phù hợp cho dự án dài hạnPhù hợp cho cả dự án dài hạn và ngắn hạn

So sánh nuôi cá trê lai trong bể lót bạt và trong bể

Kỹ thuật nuôi cá trê lai trong bể bạt lót

Cách nuôi cá trê trong bể bạt lót dưới đây có thể áp dụng thành kỹ thuật nuôi cá trê vàng trong bể bạt lót

Tìm hiểu về địa hình, nhiệt độ nuôi cá trê lai

Cá trê có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 24 – 32 độ C, thậm chí ở ngưỡng 35 độ C. Tuy nhiên, khi sử dụng bạt nuôi cá trê làm bạt lót đáy thì chỉ cần đảm bảo nguồn nước không vượt quá 32 độ C và các yếu tố sau:

STTYếu tốĐơn vịTiêu chuẩn chất lượng nước
1pH6,5 – 8,5
2Nhiệt độĐộ C18 – 25
3DOmg/l>5
4NH3mg/l< 0,013
5H2Smg/l< 0,002
6NO2mg/l< 0,005
7NO3mg/l< 0,2
8Chlorinemg/l0,03
9Chất rắn lơ lửngmg/l50
10Độ trongcm> 60

Ngoài những yếu tố đã liệt kê ở trên thì cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống bơm cấp nước, sục khí và giao thông để quá trình cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi.

Thiết kế và xây dựng ao, bể

Bể bạt lót hồ cần được xây dựng trên nền đất chắc chắn, cao ráo để tạo điều kiện cho cá sinh trưởng, phát triển cũng như thuận lợi cho việc thay nước:

STTYếu tố kỹ thuậtĐơn vịYêu cầu
1Hình dạngHình chữ nhật hoặc tròn
2Diện tíchm2100 – 500
3Độ sâum1,0 – 1,2
4Chiều rộngm5 10
5Chiều dàim20 50
6Độ dày bê tông đáym0,1 0,2
7Độ dốc đáyđộ15
8Lưu lượng nước cấpm3/phút> 1
9Khẩu độ cống cấp nướcm0,5 – 0,6
10Khẩu độ cống tiêu nướcm0,6 – 0,8
11Vị trí cống tiêu nướcTốt nhất là thoát đáy
12Bờ aoKè đá hoặc xây gạch hoặc bê tông và cao hơn mực nước cao nhất trong ao tối thiểu 50cm

Chuẩn bị ao nuôi/bể nuôi

  • Bể nuôi: không rò rỉ, hệ thống nước chảy đảm bảo lượng oxy hòa tan >5mg/l, nếu là bể cũ thì cần vệ sinh sạch sẽ với chlorine, iodine hoặc thuốc tím trước khi bắt đầu mùa vụ mới.
  • Ao nuôi: trước khi nuôi cá trê lai trong bể bạt lót, bạn cần tu sửa và phát quang bờ ao, dọn sạch cỏ dại cũng như lấp hết lỗ hổng ở chân và bờ ao.

Thông tin bổ sung: Bạt hdpe nuôi cá trê còn được gọi là bạt lót nuôi cáỨng dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản, chất liệu chống thấm làm từ nhựa HDPE High-density polyethylene cao cấp hiệu quả mang lại môi trường sống lý tưởng cho các loài thuỷ hải sản.

Xem các loại bạt lót hồ cá rẻ BỀN tiêu chuẩn lót hồ nuôi

Chọn giống và mật độ nuôi cá trê bể bạt lót hồ

Chọn giống: chất lượng giống cá trê lai sẽ quyết định đến sản lượng của mùa vụ nên bạn cần chọn cá giống có trọng lượng từ 50 – 100g/con, thân dài khoảng 15 – 20cm, khỏe mạnh, không dị hình.

Thả giống:

Thời điểm thả giốngTháng 3
Nhiệt độ18 – 26 độ C
Mật độ thả cá trê bể bạt2 – 3kg/m3
Mật độ nuôi ao1,5 – 3kg/m3

Mật độ nuôi cá trê bể bạt lót khoảng 5-10 con/m2 (mật độ thấp), nếu mật độ nuôi trung bình thì thả 15-20 con/m2 hoặc mật độ nuôi cao để tối đa hoá sản xuất cá trê thì thả 25-30 con/m2, lưu ý thả cá vào tháng 3 hàng năm khi tiết trời ấm, đợi cá lớn đem ra bể lớn nuôi.

Nếu nuôi cá ở 2 loại hình trên thì mật độ thả cá tối đa đạt 30kg/m3 có thể thay đổi theo kích cỡ và lượng oxy hòa tan trong nước, khi cá lớn thì san thưa để đảm bảo cá sinh trưởng tốt.

Thức ăn và khẩu phần ăn

Thức ăn nuôi cá trê lai trong bể bạt lót cần đảm bảo đầy đủ các thành phần theo tỷ lệ sau:

Thành phầnTỷ lệ (%)
Protein (đạm)42 – 45
Lipid (mỡ)13 – 16
Độ ẩm< 11
Khoáng7 – 10
Chất xơ< 3

Chế độ ăn khi nuôi cá trê lai trong bể bạt lót phụ thuộc vào nhiệt độ nước, nếu nước lạnh thì cho ăn 1 – 2 lần/ngày, nếu nước ấm thì cho ăn khoảng 4 lần/ngày.

Lượng thức ăn và số lần cho ăn có thể căn cứ vào nhiệt độ, địa hình của nơi đặt bể bạt lót.

Biện pháp phòng bệnh

Chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh sau sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra trong quá trình nuôi:

  • Thay nước thường xuyên để tránh bị ô nhiễm.
  • Không nuôi cá trê lai trong bể lót bạt với mật độ quá dày.
  • Theo dõi bể nuôi cá hàng ngày để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cũng như xử lý một số căn bệnh ở cá (nếu có).

Kỹ thuật nuôi cá trê lai trong bể lót bạt HDPE

Một số bệnh thường gặp và cách xử lý

BệnhBiểu hiệnNguyên nhânCách xử lý
Thối vi, xuất huyết nội tạng và tiết nhờn ngoài daVi cá bị thối, da có màu sẫm đen và bị xuất huyết. Thân và mang tiết nhờn, bơi lội không định hướng và hô hấp khó khănKý sinh trùng Costia, Vodinium hoặc sán lá đơn chủRút nước đến mức tối thiểu để dễ quan sát.
Sử dụng formalin nồng độ 30 – 50ppm (30 – 50g/m3)
Sưng mình, trướng bụngThân và tia râu xuất huyết, râu cong và quặp lại, bụng sưng, hai bên gốc vi ngực nổi hànhVi khuẩn Aeromonas và Columnaris hoặc nguồn nước bị ô nhiễmThay nước nuôi cá trê lai trong bể lót bạt 2 ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 40%.
Dùng chế phẩm sinh hoặc hoặc vôi bột 15 – 30kg/1000m2 và muối 120 – 200kg/1000m2
Vàng daDa chuyển sang màu vàng nhạtThức ăn bị thối, ôi thiu hoặc thiếu chất dinh dưỡngThay 40% lượng nước trong bể và ngưng cho ăn trong khoảng 2 – 3 ngày để bón cho bể lót bạt nuôi cá
Dùng vôi 15 – 30kg/1000m2
Đầu và thân biến dạngĐầu méo mó, thân hình con vẹo, phần cổ giữa 2 vi ngực xuất huyếtThiếu vitamin C và Premix khoángBổ sung 1g vitamin A/1kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Có thể bổ sung vào thức ăn ép thành cám viên để vitamin không bị tan trong nước khi nuôi cá trê lai trong hồ lót bạt
Sán lá 16 mócThân cá chuyển màu đen, đầu to, đuôi nhỏ, ăn ít, bơi chậmVi khuẩn DactylogyrusTắm cá trê bằng nước muối pha loãng 3% khoảng 3 – 5 phút. Sau đó phun Dipterex 0,25 – 0,5g/m3 cho cá trong bể nuôi từ 1 – 2 ngày.

Bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin mà bạn cần biết khi nuôi cá trê lai trong bể lót bạt. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bạt lót hồ cá hoặc bạt lót hồ tôm thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay nhé!

Chủ đề liên quan khác:

Tổng hợp quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi ba ba bằng bạt lót hiệu suất cao

Quy trình và kỹ thuật nuôi ếch bằng bể bạt lót hồ
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *