Đặc điểm của sơn chống ăn mòn hóa chất và Lưu Ý khi sử dụng

Sơn chống ăn mòn kim loại

Khi lĩnh vực công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển thì những yêu cầu về việc bảo vệ chống ăn mòn cũng ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, sơn chống ăn mòn hóa chất là giải pháp hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy loại sơn này có đặc điểm gì? Ứng dụng ra sao? Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group giải đáp các câu hỏi này thông qua bài viết hôm nay nhé!

Giới thiệu sơn chống ăn mòn hóa chất

Sơn chống ăn mòn hóa chất là gì?

Sơn chống ăn mòn là loại sơn có thành phần A là sơn và thành phần B là chất đóng rắn, có tác dụng bảo vệ, trang trí bề mặt kim loại trong môi trường hóa chất ăn mòn.

Cơ chế bảo vệ kim loại

Sơn chống ăn mòn bảo vệ kim loại theo cơ chế:

  • Ngăn chặn: màng sơn ngăn cách bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường, màng càng dày thì tác dụng bảo vệ càng cao.
  • Ức chế: sơn chứa chất ức chế không trơ, khi phản ứng với hơi nước và bề mặt thép thì sẽ hình thành lớp trở để chống ăn mòn.
  • Điện hóa: bột màu hoạt hóa trong sơn chống ăn mòn hóa chất phản ứng với nước tạo thành một lớp bảo vệ chắc chắn cho bề mặt kim loại.

Định mức, độ phủ và màu sắc

Định mức: Sơn lót, sơn phủ sơn được 8-10m2/kg hay 1l sơn = 1 lớp trên bề mặt nhẵn mịn.

Độ phủ: tùy theo bề mặt kim loại cần sơn, loại sơn chống thấm ăn mòn và kỹ thuật sơn của người thi công.

Màu sắc:

+ Sơn lót dùng cho thép, kim loại có màu nâu đỏ, xám, màu xanh,… còn dùng cho sàn bê tông thì thường có màu trong suốt.

+ Sơn phủ: màu sắc đa dạng: xanh lá, xanh biển, đỏ, vàng, trắng,… đáp ứng nhu cầu trang trí cho công trình.

Phân loại sơn chống ăn mòn hóa chất

Phân loại

Sơn chống ăn mòn hóa chất có rất nhiều loại khác nhau:

  • Sơn chống ăn mòn gốc dầu
  • Sơn chống ăn mòn kháng hóa chất gốc nước
  • Sơn chống ăn mòn hệ dung môi
  • Sơn chống ăn mòn hệ không dung môi
  • Sơn chống ăn mòn gốc Polythane

Đơi với loại sơn epoxy chống ăn mòn được sử dụng phổ biến nhất hiện này thì bao gồm 2 loại chính là: sơn lót (kháng nước, chống rỉ sét, tăng độ phủ, độ bền màu), sơn phủ (bảo vệ, chống hóa chất ăn mòn và trang trí).

Xem thêm:

Đánh giá 6 loại sơn chống thấm tốt nhất dùng cho ngoài trời và trong nhà

Review Đánh giá 6 loại keo chống thấm sân thượng TỐT NHẤT hiện nay

5 cách sử dụng miếng dán chống thấm cho hạng mục công trình

Ưu điểm và ứng dụng của sơn chống hóa chất trong xây dựng

Ưu điểm

  • Kháng hóa chất, axit, muối, dung môi, độ ẩm
  • Chống gỉ sét, ăn mòn, va đập mạnh,…
  • Chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết như nắng, mưa,…
  • Sơn chống ăn mòn hóa chất có độ kết dính và chịu ma sát tốt (kể cả các kim loại mạ kẽm), tạo màng dai chắc chắn
  • Tạo bề mặt bóng láng, bằng phẳng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình
  • Dễ vệ sinh, lau chùi, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì
  • Thân thiện với môi trường, không dung môi và chỉ có mùi nhẹ

Ứng dụng thực tế

Hiện nay, sơn chống thấm ăn mòn hóa chất có thể dùng cho hầu hết các loại công trình:

  • Xưởng hóa chất
  • Xưởng may
  • Xưởng chế tạo dược phẩm
  • Nhà máy giấy
  • Dàn khoan, cầu cảng
  • Sàn công nghiệp, bồn lên men,…
ứng dụng của sơn chống hóa chất trong xây dựng
Thực hiện chống thấm bằng sơn chống hoá chất (Ảnh: Sưu tầm)

Vai trò của sơn chống ăn mòn hóa chất

Khi sử dụng sơn chống ăn mòn, một số lợi ích mà bạn nhận được là:

  • Bảo vệ bề mặt được sơn: ngăn chặn bề mặt kim loại bị ăn mòn, rỉ sét khi tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học độc hại, tăng tuổi thọ và chất lượng công trình.
  • Cải thiện mỹ quan: ngoài bảo vệ bề mặt thì sơn chống ăn mòn hóa chất còn tạo ra một vẻ đẹp mỹ quan cho bề mặt kim loại, giảm thiểu tình trạng xuống cấp và chi phí sửa chữa, bảo trì.
  • Bảo vệ môi trường: sơn chống thấm hạn chế tình trạng chất gây ô nhiễm thoát ra ngoài môi trường xung quanh, bảo vệ an toàn cho sức khỏe con người.

Một số lưu ý khi dùng sơn chống ăn mòn

Khi sử dụng sơn chống ăn mòn, bạn cần lưu ý một số điều sau để phát huy tối đa công dụng:

Pha chế theo tỷ lệ chuẩn

Vì sơn có 2 thành phần nên cần pha trộn theo tỷ lệ chuẩn của nhà sản xuất. Bạn chỉ nên pha trộn một lượng vừa đủ để sử dụng vì nếu để lâu thì sơn sẽ khô và không dùng được nữa.

Kỹ thuật thi công chính xác

Ngoài việc pha chế theo đúng hướng dẫn thì bạn cũng phải đảm bảo một số yêu cầu bắt buộc khi dùng sơn chống ăn mòn hóa chất.

  • Tham khảo kỹ những hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Lựa chọn đội ngũ thi công uy tín, dày dặn kinh nghiệm.
  • Trong quá trình thi công thì phải tuân theo hướng dẫn tỷ lệ pha trộn, yêu cầu kỹ thuật, thời gian,… mà nhà sản xuất đã đưa ra.

Giá cao

Vì sơn có tính chống ăn món, kháng hóa chất nên giá thành của loại sơn này sẽ cao hơn so với những loại sơn khác trên thị trường. Bạn nên tham khảo bảng giá của từng đơn vị cung cấp trước khi mua để đảm bảo mình mua được sản phẩm phù hợp với ngân sách.

ứng dụng của sơn chống hóa chất trong xây dựng

Sơn chống ăn mòn hóa chất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì vừa ngăn chặn được hóa chất độc hại lại vừa đảm bảo vẻ đẹp mỹ quan cho công trình. Hy vọng với những thông tin trong bài viết hôm nay, Bông Sen Vàng Group đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết về loại sơn này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *