Chống thấm tường nhà là gì Tổng hợp 9 cách chống thấm triệt

Chống thấm tường

Chống thấm tường nhà là một bước không thể bỏ qua khi muốn bảo vệ ngôi nhà của mình luôn bền bỉ và tránh xuống cấp nhanh, tuy nhiên không phải cách nào cũng dùng được cho mọi trường hợp. Vì vậy, Bông Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại hướng dẫn cách chống thấm cho tường nhà hiệu quả để bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Chống thấm tường nhà là gì

Chống thấm tường nhà là quá trình thi công ngăn chặn nước thấm vào tường với mục đích bảo vệ đồ dùng vật dụng bên trong nhà không bị ẩm mốc, hư hao để giữ nét thẩm mỹ cũng như độ bền cho ngôi nhà theo thời gian không bị hư hại về kết cấu, lợi ích chỗ ở, đảm bảo sức khỏe gia đình.

Các nguyên nhân tường bị thấm nước bao gồm:

  • Thiếu lớp chống thấm: hoặc lớp chống thấm không đủ dày, không đạt tiêu chuẩn, khiến nước mưa hoặc hơi ẩm dễ dàng thấm qua tường, gây ẩm mốc, bong tróc sơn.
  • Lớp chống thấm bị hỏng: tuổi thọ lâu năm dẫn đến nứt nẻ, bong tróc do thời tiết, tác động cơ học hoặc hóa học. Tạo điều kiện cho nước thấm qua các vết nứt, gây thấm dột, ẩm mốc tường.
  • Nứt trên tường: vết nứt nhỏ hoặc lớn trên tường do co ngót, giãn nở nhiệt, lún nền móng, động đất… Nước mưa dễ dàng xâm nhập qua các khe nứt, gây thấm dột, ẩm mốc tường, thậm chí làm yếu kết cấu công trình.
  • Đường ống nước bị rò rỉ: do bị vỡ, nứt, hỏng hoặc các mối nối bị lỏng lẻo.
  • Độ ẩm cao: đặc biệt là trong mùa mưa hoặc khu vực gần sông, biển. Hơi ẩm ngưng tụ trên bề mặt tường, thấm vào bên trong gây ẩm mốc, bong tróc sơn, thậm chí làm phồng rộp tường.
  • Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Sử dụng gạch, xi măng, cát không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo độ bền, khả năng chống thấm.
  • Thi công không đúng kỹ thuật: gồm các vấn đề như lớp vữa không đều, không đủ dày, không đầm kỹ, hoặc thi công lớp chống thấm không đúng quy trình.

Tại sao phải chống thấm cho tường nhà

Nếu không thực hiện chống thấm tường nhà thì công trình của bạn có thể gặp phải các nguy cơ sau:

  • Chất lượng công trình không được đảm bảo: Gây nứt nẻ, hư hỏng kết cấu làm giảm tuổi thọ của công trình, nghiêm trọng có thể gây sập đổ công trình
  • Mất tính thẩm mỹ: Thấm tường gây ra vấn đề làm bong tróc sơn, tường loang lổ, làm mất thẩm mỹ ngôi nhà hoặc công trình.
  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ: thấm tường gây ẩm mốc, nấm mốc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, nguyên nhân gây ra dị ứng, hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp cho con người
  • Có thể gây ra hiện tượng cháy nổ: Mặc dù ổ điện, thiết bị điện âm tường được xem là an toàn nhưng khi bị thấm nước lâu ngày sẽ bị hư hỏng và làm giảm thời gian sử dụng các của các thiết bị điện tử trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt…

Tổng hợp các cách chống thấm tường nhà theo từng trường hợp

7+ cách chống thấm tường
7+ cách chống thấm tường

Chống thấm tường nhà cũ

Để có thể chống thấm tường nhà cũ đạt mức hiệu quả 100% thì bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây:

Bước 1 : Cạo sạch lớp sơn cũ của bề mặt tường cũ. Nếu bỏ qua bước này thì chất lượng của việc chống thấm sẽ không được đảm bảo.

Lưu ý: Nếu có các lớp rong rêu thì cần dùng chổi sắt làm sạch.

Bước 2 : Trám các vết nứt , kẻ hở của tường nhà bằng keo chống thấm.

Bước 3 : Phủ thêm tối thiểu là 2 lớp sơn chống thấm.

Bước 4: Sơn phủ màu trang trí gia chủ có yêu cầu.

Chống thấm tường nhà mới xây

Sau khi xây xong thì cần tiến hành chống thấm tường nhà ngay lập tức.

Bước 1: Tường mới xây xong cần được tô trát và làm sạch, đánh bóng bề mặt.

Bước 2: Dùng sơn chống thấm ngoài trời (còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài) cho cả tường trong lẫn tường ngoài.

Ưu điểm của loại keo này là chống thấm chống tốt, tính đàn hồi cao, dễ thi công và có mức giá thành khá rẻ.

Chống thấm tường ở trong nhà

Lý do để thực hiện chống thấm tường nhà trường hợp vách tường bên trong đó là sau một thời gian dài sử dụng, hầu hết các công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, chung cư,… đều xuất hiện hiện tượng thấm dột hoặc ẩm mốc. Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ:

  • Tường bị rạn nứt do chất lượng vật liệu kém hoặc thi công chống thấm không đúng cách.
  • Chống thấm không kỹ dẫn đến tình trạng nước mưa thấm vào bên trong.

Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là dùng Sikatop seal 107

Bước 1: Tưới nước lên toàn bộ bề mặt tường

Bước này sẽ tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng cần lưu ý không để nước đọng lại.

Bước 2: Trộn hỗn hợp và quét lên bề mặt

Tạo ra hỗn hợp chống thấm tường nhà bằng cách cho thành phần A bột màu xám vào thành phần B với tỉ lệ 1:4. Tiếp theo dùng khoan trộn điện tốc độ thấp khuấy đều trong khoảng từ 3 đến 5 phút.

Đối với lớp đầu tiên, dùng chổi quét hỗn hợp lên bề mặt tường cần chống thấm với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.

Đối với lớp thứ hai và thứ ba thì thực hiện giống như lớp thứ nhất nhưng mỗi lớp sẽ cách nhau từ 3 đến 4 giờ (đảm bảo bề mặt đã khô nhưng còn dính)

Dùng chổi và bay để hoàn thiện công tác chống thấm tường nhà, có thể dùng thêm xốp để làm bề mặt đẹp hơn.

Bước 3: Thi công bằng cách kết nối Sika

Ở lớp kết nối thứ nhất:

+ Trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:1. Tiếp theo cho xi măng vào hỗn hợp vừa tạo theo tỉ lệ 4:1:1 để có được hỗn hợp hồ dầu.

+ Quét hỗn hợp vừa tạo ra lên lớp Sikatop Seal 107 ở trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc Sikatop Seal 107 khô hoàn toàn (4-5 giờ) với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m².

+ Sử dụng chống thấm xoa nền để hoàn thành phần vữa chống thấm Sika Latex/ Sika Latex TH. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì có thể dùng bay thép để xoa đều.

Lớp kết nối thứ hai:

+ Sử dụng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH – nước để phủ lớp vữa bảo vệ.

+ Trộn xi măng – cát với tỉ lệ 1:3, sau đó trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3. Trộn đều 2 hỗn hợp với nhau cho đến khi đạt độ dẻo theo yêu cầu đối với thi công chống thấm tường.

+ Làm phẳng bề mặt chống thấm bằng bay khi lớp hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH vẫn còn ướt.

Lưu ý trong quá trình thi công

  • Sika top seal 107 không có khả năng kháng tia UV trong thời gian dài nên bề mặt tường nhà phải được tô trát vữa hồ để bảo vệ.
  • Không sử dụng chất chống thấm tường nhà làm bề mặt bên ngoài.
  • Không pha loãng với dung môi.
  • Cân đối số lượng trước khi thi công vì khi đã mở thùng thì phải sử dụng hết.

Chống thấm tường ở ngoài trời

Giải pháp chống thấm tường
Giải pháp chống thấm tường

Chống thấm tường nhà từ bên ngoài sẽ bảo vệ kết cấu của tường nhà tốt hơn, giảm thiểu những tác hại của môi trường lên bề mặt tường nhà.

Khi chống thấm cho phần tường bên ngoài sẽ có những lợi ích như:

  • Ngăn chặn nước thấm qua kẽ hở tường và tình trạng nấm mốc, rêu, vi khuẩn,… sinh sôi, phát triển.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
  • Thiết bị nằm phía trong bức tường và đồ đạc được đặt ở gần bức tường ít bị hư hỏng hơn.

Chống thấm tường ngoài trời sẽ bao gồm những bước cơ bản như:

Chuẩn bị trước khi thi công

Dọn sạch bụi bẩn, làm phẳng bề mặt thi công và tạo độ bám để chống thấm cho tường nhà.

Đối với những vị trí bị rỗ thì bả vá kỹ, đối với các vết nứt lớn thì sử dụng vừa có phụ gia chống thấm để trám lại.

Tạo độ ẩm bề mặt (dưới 16%) trước khi thi công chống thấm.

Thi công chống thấm tường ngoài trời

Dùng những vật liệu chống thấm ngoài trời như sơn chống thấm, tôn chống thấm hoặc phương pháp bọc phủ chống thấm composite frp.

Chống thấm chân tường

Cách chống thấm tường nhà phần chân tường cực kỳ quan trọng, bởi vì chân tường bị thấm có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Nước mưa thấm vào
  • Hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên
  • Hệ thống cấp thoát nước của khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.

Chống thấm chân tường bằng sơn Kova

  • Đầu tiên, cần cạo sạch lớp sơn cũ và làm sạch bề mặt cần chống thấm tường.
  • Trộn sơn chống thấm Kova gốc xi măng theo tỷ lệ 10kg Kova 2kg xi măng thành hỗn hợp.
  • Tiếp theo lăn đều hỗn hợp vừa tạo ra lên chân tường bị thấm nước.
  • Sau khi khô thì dùng sơn trang trí thông thường để sơn phủ bên ngoài.

Chống thấm chân tường bằng cách bơm Foam ngược

  • Đối với tường cũ bị mốc, bong tróc thì đục chỗ hồ bị vữa ra, bắn Foam vào và trát lại.
  • Đối với tường mới thì dùng mũi khoan 10mm khoan trực tiếp vào, sau đó bắn Foam vào lỗ khoan.

Chống thấm ngược cho tường nhà

Nếu không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới thì bạn có thể sử dụng phương pháp chống thấm ngược.

  • Đối với nhà mới thì khi xây gạch xong thì không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.
  • Đối với nhà cũ bị thấm thì đục bỏ phần tường ở trong, xử lý các vết nứt, sau đó chống thấm ngược rồi mới trát lại.

Quy trình thi công chống thấm tường nhà hay chống thấm ngược bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Dùng phụ gia sika chống thấm để làm chất kết nối.

Bước 2: Phun 2 lớp dung dịch chống thấm tường dạng tinh thể Water Seal DPC, mỗi lớp cách nhau từ 4 đến 5 tiếng.

Bước 3: Chờ từ 2 đến 3 ngày để dung dịch khô hoàn toàn. Sau đó tiến hành kiểm tra lại, nếu nước vẫn thấm thì quét lại, nếu đạt thì chuyển sang bước 4.

Bước 4: Trát lớp vữa và sơn tạo thẩm mỹ cho tường.

Chống thấm tường nhà bị nứt

chống thấm tường nhà bị nứt
chống thấm tường nhà bị nứt

Tường nhà bị nứt có thể do trát vữa ko đều, trát khi tường khô hoặc do nền hay móng bị lún…

Quy trình chống thấm cho tường nhà bị nứt (kova 2 thành phần):

+ Chuẩn bị bề mặt

Đánh nhám toàn bộ bề mặt tường bị nứt bằng đá mai hoặc máy chà nhám.

Dùng máy áp lực hơi hoặc nước làm sạch bề mặt, từ đó phát hiện vết nứt dăm hoặc vết nứt chân chim.

Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, có độ ẩm nhất định để vật liệu chống thấm tường nhà phát huy hiệu quả cao nhất.

Nếu bề mặt cũ bị phân hóa thì sử dụng dụng cụ thích hợp để loại bỏ những màng sơn cũ.

+ Thi công chống thấm nứt tường

Bước 1: Pha sơn chống thấm Kova:

Pha theo tỷ lệ: 1l nước: 2kg xi măng: 2kg sơn chống thấm (trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước)

Trộn đều hỗn hợp xi măng và nước với sơn chống thấm pha xi măng. Thời gian sử dụng hỗn hợp này tối đa là 4 giờ.

Bước 2: Thi công bằng cách dùng chổi, máy phun sơn, ru lô lăn sơn

Đối với lớp 1, lăn sơn chống thấm theo chiều dọc thẳng đứng của tường nhà.

Đối với lớp 2, lăn sơn theo cả chiều ngang và chiều dọc để phủ kín trên bề mặt.

Thời gian chờ giữa 2 lớp sơn ít nhất là 1 giờ.

Chống thấm tường nhà bị rêu mốc

Tường bị rêu mốc có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho công trình như:

  • Làm xấu công trình, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng của ngôi nhà.
  • Rêu bốc mùi tạo ra không khí khó chịu, ngột ngạt.
  • Có khả năng xuất hiện những mầm bệnh nguy hiểm như nấm ngoài da, lang ben,…
  • Công trình xuống cấp có thể gây ra nguy hiểm cho những người sinh sống trong nhà.

Cách khắc phục:

  • Xác định mảng tường bị thấm dột và rêu mốc.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu chống thấm dột thích hợp.
  • Tạo độ ẩm ở bề mặt tường nhà cần chống thấm.
  • Dùng máy đục khoan để bóc hết lớp vỏ bên ngoài bị rêu mốc
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt lõi bê tông bên trong
  • Quét thêm lớp phụ gia chống thấm lên trên bê tông
  • Quét thêm từ 3 đến 4 lớp chất chống thấm chuyên dụng như sika hoặc dán màng HDPE khò nóng.
  • Kiểm tra và hoàn thiện bề mặt, tiến hành bàn giao công trình

Tham khảo các loại vật liệu chống thấm tường nhà tốt nhất hiện nay

Các vật liệu chống thấm tường hiệu quả
Ảnh: Xử lý chống thấm tường
  • Màng chống thấm HDPE: là một giải pháp rất hiệu quả vì màng HDPE là vật liệu chống thấm cực kỳ linh hoạt, kháng hóa chất, kháng lực và có thể chống lại tác động của môi trường.
  • Sơn chống thấm: tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà với một mức giá thành hợp lý, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
  • Sika chống thấm: được ứng dụng cho nhiều hạng mục công trình khác nhau như tầng hầm, sân thượng, nhà vệ sinh, trần nhà, bể nước,… Vật liệu này có một vài ưu điểm như: khả năng bám dính, độ đàn hồi cao, thời gian sử dụng lâu dài và phù hợp với nhiều loại bề mặt khác nhau.
  • Keo chống thấm: tính đàn hồi và kết dính cao, đặc biệt là cực kỳ an toàn khi thi công và sử dụng.
  • Phụ gia chống thấm: tăng độ chắc đặc và giảm tình trạng rạn nứt ở bê tông nhưng hiệu quả chống thấm không cao vì loại vật liệu này cần phủ thêm 1 lớp chống dột chuyên dụng.

Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về chống thấm tường để bảo vệ tường nhà, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới để Bông Sen Vàng Group hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

Xem thêm Keo chống thấm trong suốt là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *