Tổng hợp các bản vẽ chuồng heo thịt đúng kỹ thuật và Dự toán

Tổng hợp các bản vẽ chuồng heo thịt đúng kỹ thuật và Dự toán

Bản vẽ chuồng heo thịt đúng kỹ thuật giúp tăng năng suất, trọng lượng của heo giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng tham khảo ngay những bản thiết kế chuồng nuôi heo thịt chuyên nghiệp, hiện đại và cách xây chuồng heo đơn giản dễ thực hiện đem lại hiểu quả !

Nguyên tắc thiết kế chuồng nuôi heo thịt

Các yếu tố cơ bản trong mô hình chăn nuôi heo thịt

Mô hình chuồng heo thịt là một loại hệ thống kỹ thuật nuôi heo trong các chuồng hoặc khu vực đóng kín nhằm mục tiêu sản xuất thịt heo, một mô hình chăn nuôi heo thịt cơ bản để thành công không thể thiếu các yếu tố quan trọng như sau:

  • Thiết kế chuồng nuôi heo thịt
  • Dinh dưỡng cho heo thịt
  • Quản lý kiểm tra sức khoẻ heo thịt
  • Xử lý chất thải

Bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn là tài liệu hình vẽ kèm mô tả cụ thể về cách xây dựng và tổ chức một chuồng nuôi lợn, bản vẽ bao gồm các thông tin như kích thước hình dạng chuồng heo, bố trí các khu vực, hệ thống nước, vật liệu xây dựng, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống an ninh.

Có 3 nguyên tắc thiết kế chuồng heo:

  • Phân chia khu vực nuôi

Khi làm chuồng cho heo thì cần phân chia và thiết kế các khu nuôi lớn khác nhau, tuyệt đối không nuôi chung nếu không cùng lứa:

  • Khu nuôi lợn đực giống
  • Khu nuôi lợn sinh sản
  • Khu nuôi lợn cai sữa
  • Khu nuôi lợn nái chờ phối và chăm sóc chửa
  • Khu nuôi lợn thịt

Để thực hiện được điều này thì bạn cần phải có bản vẽ chuồng heo thịt thiết kế hợp lý, khoa học, đảm bảo thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như phòng trị bệnh, từ đó tăng chất lượng của lợn thịt và giảm thiểu hao hụt trong quá trình chăn nuôi.

  • Vị trí xây chuồng nuôi heo thịt

  • Xây chuồng heo ở nơi cao ráo, dễ thoát nước và yên tĩnh, có khả năng mở rộng.
  • Cách đường quốc lộ từ 1km, khu dân cư 3km, đường tàu hỏa và khu công nghiệp 100m.
  • Gần nguồn cung ứng nguyên liệu, vật tư, nguồn nước, nguồn điện.
  • Không chọn vị trí gần chuồng nuôi các động vật khác, cách nhau ít nhất 1km.
  • Quy hoạch khu vực nuôi lợn thịt

Bản vẽ chuồng heo thịt cũng nên có thêm các nhóm công trình bổ trợ liên quan như:

  • Khu vực chế biến thức ăn.
  • Khu cấp nước.
  • Chuồng, trạm cách ly.
  • Hầm chứa nước thải, hầm biogas trong chăn nuôi.
  • Chuồng nuôi lợn cách chuồng, trạm cách ly 200m, trạm thú y 500m và bãi chôn gia súc 400m.

Thiết kế chuồng nuôi heo thịt cần chú ý những y

Các yếu tố khi thiết kế bản vẽ chuồng nuôi heo

Thiết kế chuồng nuôi heo thịt nên chú ý đến 3 yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả:

  • Nhiệt độ: tác động trực tiếp đến quá trình tích lũy protein, nếu trời nóng thì sẽ giảm ăn, còn nếu trời lạnh thì sẽ giảm hô hấp.
  • Độ ẩm: ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả đàn lợn, nếu độ ẩm cao thì sẽ hao tổn nhiệt và khiến hô hấp khó khăn, nếu độ ẩm thấp thì khiến lợn chậm lớn do trao đổi chất khó khăn.
  • Độ thoáng khí: tác động đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng nuôi và da lợn.
Nhiệt độ >15 – 26,7 độ C
Độ ẩm >70 – 80%
Độ thoáng khí >Amoniac, sunfua hidro, amino acid ở mức thấp

Cách xây chuồng lợn hộ gia đình

Cách xây chuồng lợn theo hướng tốt trong chăn nuôi

Bản vẽ chuồng heo thịt nên theo hướng Đông Nam hoặc Nam để đón nhiều ánh nắng mặt trời giúp diệt khuẩn, tái tạo vitamin D, xương, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, kích theo heo thịt phát triển.

Ngoài ra, xây chuống heo theo hướng này mát về hè, đông ấm áp phù hợp với lợn nuôi trong chuồng.

Các bước cách xây chuồng lợn hộ gia đình đúng chuẩn đơn giản hiệu quả

  • Bước 1: Chọn làm đất nền nuôi lợn

Lợn là động vật nuôi lấy thịt thích sống nơi khô ráo, chọn đất gò cao để vào mùa mưa không gặp ngập úng, vì chuồng nuôi heo ẩm thấp môi trường sống của loại vi trùng, vi khuẩn và ruồi nhặng, chuột bọ,… sẽ làm các chú heo dễ mắc bệnh.

Đảm bảo xung quanh chuồng có 1 hệ thống mương để thoát nước một dễ dàng. Có thể xây chuồng lợn nghiêng 1-2% về phía cống thoát nước để nước chảy nhanh, mau ráo mỗi khi dọn dẹp.

  • Bước 2: Hướng nuôi lợn hoặc mặt tiền nuôi lợn

Áp dụng cách xây chuồng lợn hộ gia đình hướng quay về phía Đông Nam, để mỗi ngày hằng ngày chuồng sẽ đón nhận được ánh nắng sáng chiếu vào, đồng thời cũng nhận được ngọn gió nồm thổi vào mát mẻ vệ sinh thoáng đãng.

  • Bước 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm chuồng

Tuỳ vào quy mô nuôi heo hộ gia đình bạn dài hoặc ngắn hạn thì có thể lựa chọn vật liệu làm chuồng từ tự nhiên đơn giản như tre nứa, gỗ ván, độ bền không cao. Ngược lại thì chọn loại tốt hơn để xây chuồng heo đơn giản bằng gạch, bê tông, tôn, fibro xi măng, ngói…

  • Bước 4: Xây mái chuồng heo

Để không bị dột khi mưa, mái chuồng lợn cần nghiêng dốc, cao hơn 3m so với mặt nền chuồng sẽ tạo không gian thoáng, lộp tôn lạnh không nóng gây bức hại sức khoẻ của lợn

  • Bước 5: Xây vách nuôi heo

Vách chuồng lợn nên được xây bằng gạch, quét xi măng kỹ. Khi môi trường nhiều gió vách chuồng có thể xây cao lên tận mái để ngăn ngừa, lưu ý cách xây chuồng lợn hộ gia đình với loại vách ngăn giữa các chuồng có thể cao 1-2m tuỳ vào giống heo to hay nhỏ

  • Bước 6: Xây nền chuồng lợn

Nền cần tráng xi măng hoặc đổ bê tông để đủ sức chịu được sức phá của lợn, đồng thời có độ nhám cần thiết nhất là ở chuồng lợn nái.

Tổng hợp đầy đủ các bản vẽ cho mẫu chuồng heo thịt

Để xây dựng một chuồng heo cơ bản cần bản vẽ thiết kế và kích thước chuồng.

Kích thước chuồng nuôi lợn thịt phụ thuộc vào kích thước heo nái nên bạn cần thiết kế bản vẽ chuồng heo thịt rộng rãi để heo thoải mái đi lại:

  • Chiều rộng: tường nên xây khoảng 70cm hoặc cao hơn.
  • Chiều dài: phụ thuộc vào số lượng và trọng lượng của heo con.
  • Chiều cao: khoảng 1m để tránh heo thoát ra ngoài.
  • Khoảng cách sàn đến chân tường: 30 – 45cm.

7 thiết kế mẫu chuồng heo thịt được ứng dụng trong chăn nuôi heo thương phẩm:

  • Mẫu 1: bản vẽ cơ bản chuồng heo thịt

Bản vẽ chuồng heo thịt cơ bản
Ảnh: Mẫu bản vẽ cơ bản cho chuồng nuôi heo thịt

Đối với bản vẽ cad chuồng heo thịt thì bao gồm chuồng heo đực, heo nái, heo chửa, heo cai sữa và heo thịt: 50m x 8m =400m>2>.

Với tiền xây dựng 1m>2> là 500.000 đ/m>2> = 200.000.000 đ (1)

  • Mẫu 2: bản vẽ chuồng heo 30 nái

Mẫu bản vẽ thiết kế chuồng nuôi heo nái 30 con
Ảnh thiết kế: Mẫu bản vẽ thiết kế chuồng nuôi heo nái 30 con

Quy mô 30 heo nái cần xây 1 ô đực giống, 24 ô nái chửa, , 6 ô nái đẻ, 6 ô cai sữa và 8 ô heo thịt.

  • Mẫu 3: bản vẽ cho chuồng heo nái chửa

Mẫu bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn nái
Mẫu bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn nái

Cách làm chuồng heo nái hộ gia đình với các mẫu

Chuồng có máng ăn núm uống 0,8m x 2,2m 24 bộ x 1.500.000 đ = 36.000.000 đ
Chuồng heo đực có máng ăn núm uốn 1 bộ x 2.500.000 đ = 65.000.000 đ
Hệ thống làm mát (quạt, tấm làm mát, hệ thống điều khiển tự động) 1 x 65.000.000 đ = 65.000.000 đ
Tổng cộng 103.500.000 đ (2)
  • Mẫu 4: Bản vẽ chuồng nuôi heo đẻ

Chuồng heo sàn nhựa đan bê tông có máng ăn núm uống 1,8 x 2,2m: 6 bộ x 5.200.000 đ = 31.200.000 đ (3)

  • Mẫu 5: Bản vẽ cho chuồng heo đang cai sữa

Bản vẽ chuồng heo cai sữa

Máng ăn 12,5kg 6 bộ x 500.000 đ = 3.000.000 đ
Tấm đan 100 x 95.000 đ = 9.500.000 đ
Núm uống 24 cái x 35.000 đ = 840.000 đ
Tổng cộng 13.340.000 đ (4)
  • Mẫu 6: Bản vẽ chuồng heo lấy thịt

Bản vẽ chuồng heo thịt

Máng ăn 25kg 8 bộ x 1.200.000 đ = 9.600.000 đ
Núm uống 36 cái x 35.000 đ = 1.260.000 đ
Tổng cộng 10.860.000 đ (5)

Tổng chi phí đầu tư dựa trên bản vẽ chuồng heo thịt là:

(1) + (2) + (3) + (4) + (5) = 200.000.000đ + 103.500.000 đ + 31.200.000 đ + 13.400.000đ + 10.860.000đ = 358.900.000đ

Lưu ý:

Mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và biến động theo giá cả thị trường.

  • Mẫu 7: bản vẽ chuồng nuôi heo thịt 2 dãy

Mẫu bản vẽ chuồng nuôi heo thịt 2 dãy
Mẫu bản vẽ chuồng nuôi heo thịt 2 dãy

Kích thước

Mái 2 lớp, lớp trên cách lớp dưới khoảng 30 – 40cm
Chiều cao đến nóc mái 4 – 4,5m
Chiều cao từ nền đến góc mái dưới 2,5 – 2,8m
Chiều rộng 6,8 – 7m
Chiều dài Phụ thuộc vào số lượng giống
Chiều rộng lối đi giữa 1,2m

Bản vẽ chuồng heo thịt 2 dãy phù hợp với quy mô nuôi lợn công nghiệp, trọng lượng heo thịt có thể đạt tới 90 – 110kg/con khi xuất chuồng.

Phân chia ô nuôi trong chuồng

Diện tích chuồng nuôi heo thịt theo kiểu truyền thống là mỗi ô khoảng 15 – 20m2, nuôi được 20 con, mật độ tối thiểu 0,7 – 1m2/con, hoặc theo kiểu chuyên nghiệp có chiều dài 5,5 – 6m, chiều rộng 3m, chuồng chia thành 2 ngăn, 1 ngăn ăn uống, ngủ nghỉ và 1 ngăn tắm rửa, vệ sinh.

Máng ăn

Đáy 20 – 25cm
Miệng 25cm
Độ sâu lòng 15cm
Chiều dài 60cm

Máng uống

Loại lợn Độ cao núm chếch 45 độ (cm) Độ cao núm chếch 90 độ (cm)
Lợn choai 25 – 50kg 55cm 50cm
Lợn thịt >50kg 75cm 70cm

Hệ thống xử lý chất thải

Hệ thống xử lý phổ biến nhất hiện nay là hầm biogas trong chăn nuôi vì có nhiều ưu điểm như:

  • Giảm thiểu khí methane, hiệu ứng nhà kính.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Chất thải sau khi xử lý sẽ thành khí biogas phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được bản vẽ chuồng heo thịt phù hợp. Nếu bạn cần thi công biogas cho trang trại, chuồng nuôi của mình bằng bạt màng chống thấm HDPE thì hãy liên hệ ngay với Bông Sen Vàng để nhận được mức giá ưu đãi nhất nhé!

Xem thêm bài viết chủ đề liên quan

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas hiệu quả

Thiết kế hầm biogas trong chăn nuôi và 7 điều cần lưu ý

So sánh 3 loại hầm biogas hộ gia đình phổ biến nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.high-endrolex.com/27