Trong một số trường hợp, chống thấm ngược là phương án tốt nhất để giải quyết tình trạng nước thấm vào công trình và giảm tuổi thọ sử dụng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này nhé!
Mục lục bài viết
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược (hay còn gọi là chống thấm nghịch) là cách chống thấm theo phương hướng ngược với nguồn gây thấm.
Ví dụ đơn giản về cách chống thấm này là:
- Nếu nước thấm từ bên ngoài tường vào thì sẽ chống thấm ở bên trong tường.
- Nếu nước thấm từ trong bể ra thì ta sẽ chống thấm ở ngoài bể.
Đặc điểm của cách chống thấm ngược
- Cách này thường được áp dụng cho trường hợp ngăn nước gấp.
- Vật liệu dùng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao và độ đàn hồi tốt để chịu được áp suất nước.
Nguyên nhân của tình trạng chống thấm ngược
Tình trạng thấm ngược xảy ra khi các lớp bảo vệ của bề mặt bên ngoài (lớp vữa xây, gạch xây, bê tông cột dầm) không thể ngăn chặn nước ngấm vào tường.
Hậu quả của trình trạng thấm ngược
Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến nước bị đẩy ngược sang phía đối diện và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Vết rêu mốc, loang lổ làm ngôi nhà của bạn mất đi tính thẩm mỹ.
- Giảm tuổi thọ của các vật dụng đặt gần tường bị thấm dột.
- Công trình xuống cấp nhanh chóng và tuổi thọ bị giảm đi đáng kể.
- Tiêu tốn thời gian, tiền bạc và công sức để tu sửa, bảo trì, nâng cấp.
Khi nào thì cần chống thấm ngược?
Chống thấm ngược cần được thực hiện ngay vào khoảng thời gian thi công xây nhà để mang lại hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí.
Trong một số trường hợp, công trình sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng thì cần có những biện pháp xử lý chống thấm hiệu quả ngay lập tức. Đó là trong các trường hợp sau:
- Tường bị thấm do nước lọt vào giữa 2 khe nhà giáp nhau: Khi trời mưa to, tường nhà mới xây sẽ bị thấm nặng nề lên tường nên chống thấm ngược sẽ trở thành ưu tiên số một vì nó vừa tiện lợi lại và vừa đáp ứng được nhu cầu chống thấm.
- Bể bơi hoặc bể chứa nước không được xây riêng:
- Tường cũ, bị nứt
- Thấm do chung tường hoặc thấm từ sân thượng, nhà vệ sinh hàng xóm
- Sử dụng cách chống thấm không phù hợp cho ngôi nhà
- Tầng hầm đã xây xong móng và bị thấm nước
- Tường tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm
- Gara ngầm, bãi đỗ xe ngầm,…
Cách chống thấm này được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp ta không thể chống thấm thuận được.
3 nguyên tắc khi xử lý chống thấm ngược
Lưu ý một số nguyên tắc dưới đây đây sẽ giúp công tác chống thấm đạt được hiệu quả cao nhất:
- Trường hợp lớp chống thấm bị tách khỏi tường do áp lực nước: Đảm bảo lớp chống thấm có khả năng bám dính mạnh mẽ vào tường và tính đàn hồi tốt.
- Lựa chọn loại vật liệu chống thấm phù hợp: Nguyên tắc của cách chống thấm này là không được sử dụng quá nhiều vật liệu vì tường được làm từ gạch và xi măng.
- Trường hợp đặc biệt như chống thấm ngăn nước tức thời cũng được xem là cách chống thấm ngược. Lúc này, ta dùng một loại vữa chống thấm đông cứng cực nhanh trước khi thực hiện các biện pháp chống thấm khác.
7 cách chống thấm ngược triệt để cho công trình của bạn
Sử dụng sika
Ưu điểm
- Có khả năng kết dính tốt.
- Khi sử dụng không bị thấm nước nên có thể dùng trong thi công chống thấm hoặc làm chất phụ gia.
- Chất lượng đi đôi với giá thành và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của mọi người.
Các bước chống thấm ngược bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ và loại bỏ các lớp vỏ cũ ở bên ngoài bề mặt.
Bước 2: Sử dụng Sika
- Quét lớp lót lên vị trí cần chống thấm và chờ từ 2 đến 3 tiếng.
- Quét lớp Sika lên bề mặt để bảo đảm hiệu quả chống thấm.
- Thông thường, ta cần quét từ 2 đến 3 lớp, mỗi lớp quét cách nhau từ 3 đến 4 tiếng tùy vào bề mặt công trình.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng và bàn giao cho khách hàng
Ngâm bề mặt bằng nước thường từ 24h đến 2 – 3 ngày.
- Nếu không bị thấm dột thì bàn giao lại cho khách.
- Nếu thấy thấm dột thì quét thêm 1 lớp lót ở bước 2 và thử lại.
Lưu ý khi chống thấm bằng Sika
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp công trình có được hiệu quả chống thấm tốt nhất:
- Hiểu rõ sản phẩm: Đội ngũ nhân viên chống thấm ngược tường trong nhà bằng sika phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn mới có thể phát huy được khả năng chống thấm của loại vật liệu này.
- Không dùng Sika trực tiếp với nước mà không thêm xi măng.
- Nếu thời tiết xấu thì phải thực hiện các biện pháp bảo dưỡng để vữa không bị khô quá sớm, gây ảnh hưởng tới công tác chống thấm.
- Giữ trạng thái bão hòa cho bề mặt hút nước nhưng không để đọng nước đọng lại.
- Sika có thể gây dị ứng nên khi sử dụng cần giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu vô tình bị dính thì phải rửa bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Gợi ý xem: Sử dụng màng chống thấm Sika hay màng HDPE hiệu quả hơn
Sử dụng Intoc
Ưu điểm
- Không chứa những kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân… nên không gây độc hại đến sức khỏe của người sử dụng.
- Có thể sử dụng cho các cấu trúc xi măng, bê tông như sân thượng, nền nhà, tường…
- Khả năng bám dính cao nên đảm bảo hiệu quả chống thấm cho công trình.
- Giải quyết triệt để các vết nứt li ti hoặc mao dẫn.
- Liên kết tốt với các loại bề mặt có độ nhám phù hợp.
- Tiết kiệm được vật liệu và chi phí chống thấm.
Các bước chống thấm ngược bằng Intoc
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, chắc chắn, có độ ẩm khoảng 16%.
- Bề mặt vật liệu (bê tông, vữa trát, tấm ốp…) phải đảm bảo chắc chắn.
- Khi tiến hành thi công thì bề mặt phải thông thoáng.
Bước 2: Trộn Intoc với xi măng theo tỷ lệ của Nhà sản xuất cung cấp
- Intoc khi làm hồ dầu chống thấm ngược: 1kg INTOC + 3kg nước + xi măng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 8 kg xi măng)
- Intoc khi làm vữa chống thấm: 1kg INTOC + 3 kg nước + xi măng + cát
Bước 3: Thi công tạo nhám bằng cách cắt nghiêng
- Tạo nhám theo phương pháp cắt nghiêng
- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ và phun nước tạo ẩm, sau đó dùng cọ cọng cứng quét nhiều lần vào các rãnh cắt nghiêng để lấp đầy các rãnh.
- Tô phủ lớp hồ dầu chống thấm có độ dày khoảng 4mm lên trên bề mặt bê tông.
- Chờ lớp hồ dầu chống thấm ráo mặt (dùng tay ấn nếu thấy còn mềm nhưng không nhão, không dính tay nhiều là ráo) rồi tô thêm lớp vữa chống thấm dày khoảng 10mm lên trên.
Bước 4: Kiểm tra
Bơm nước ngâm để kiểm tra khả năng chống thấm. Nếu trong 24h không có hiện tượng thấm dột thì đã chống thấm thành công.
Lưu ý khi sử dụng Intoc chống thấm ngược
- Sau 1 ngày khi phần chống thấm bằng intoc khô, rút và bịt miệng ống bằng vữa đông cứng nhanh kết hợp hồ dầu chống thấm và vữa bảo vệ (phần hồ dầu cũ và mới phải nối liền nhau)
- Nếu thi công trong nhà thì nên phủ thêm một lớp vữa dày khoảng 3 – 10mm bên trên.
- Chống thấm ngược vách bê tông trước khi chống thấm đáy để hạn chế tình trạng giẫm đạp lên bề mặt.
- Sau 24h trở đi (nhưng không quá 7 ngày) tiến hành cán lớp vữa hoàn thiện lên trên.
Gợi ý xem: Các loại sản phẩm chống thấm intoc Cách thi công và Báo giá
Sử dụng màng khò bitum
Ưu điểm
- Ngăn chặn tia UV và chịu được tải trọng lớn.
- Chịu nhiệt tốt và độ đàn hồi cao.
- Chống thấm trong môi trường hơi nước có áp suất lớn.
- Thi công nhanh chóng.
Các bước chống thấm ngược bằng màng khò Bitum
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sạch sẽ, bằng phẳng
Bước 2: Quét một lớp lót Primer bằng Bitum dạng lỏng
Quét đều lớp lót Primer lên bề mặt sau đó chờ đến khi lớp lót khô (khoảng 6 giờ đồng hồ) rồi tiến hành dán màng bitum.
Bước 3: Dán màng Bitum bằng đèn khó
Dùng đèn khò làm tan chảy bề mặt để lớp nhầy bám vào mặt sơn lót tốt hơn (để bề mặt khò úp xuống)
Nếu bề mặt chống thấm có độ nghiêng thì làm từ thấp đến cao, cần phân bổ nhiệt đồng đều và dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò để tạo bề mặt phẳng.
Bước 4: Kiểm tra bằng cách ngâm nước và bàn giao cho khách hàng.
Lưu ý khi chống thấm ngược bằng màng khò
- Đối với các vị trí chồng mí thì dùng đèn khò đốt chảy mép màng, sau đó dùng bay miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Nếu có bong bóng khí làm màng phồng rộp thì dùng vật sắc nhọn chọc thủng rồi dán một tấm khác đè lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công xong thì làm lớp bảo vệ ngay để màng không bị rách, bong tróc khỏi bề mặt.
Sử dụng keo Epoxy
Ưu điểm
- Kháng điện và chống nước tốt, thời gian sử dụng dài.
- Có khả năng chống oxy hoá và bám dính tốt đối với các loại vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, nhựa, bê tông…
Quy trình chống thấm ngược bằng keo Epoxy
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ và vật liệu
Bước 2: Trộn keo Epoxy với tỷ lệ 1:1 và trám keo lên toàn bộ bề mặt cần dán.
Bước 3: Thi công chống thấm ngược
Tạo hỗn hợp bằng cách kết hợp Epoxy với phụ gia chống thấm, sau đó trét hỗn hợp này lên vị trí bị nứt là vết nứt sẽ được liền lại.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Sau 48 giờ thi công chống thấm thì xả nước vào để kiểm tra, chờ tiếp trong 48 giờ nữa, nếu không bị thấm nước thì nghiệm thu và bàn giao công trình.
Lưu ý khi chống thấm ngược bằng keo Epoxy
- Rửa sạch các thiết bị bằng nước hoặc thuốc tẩy ngay sau khi hoàn thành công việc
- Tỷ lệ phủ cho bề mặt chống thấm cần đạt tổng cộng 3m2/lít/lớp.
- Nếu tỷ lệ phủ không đạt được trong hai lớp thì tiến hành phủ thêm lớp nữa.
Sử dụng sơn Kova
Ưu điểm
- Chịu được kiềm và nước mặn.
- Bám dính tốt.
- Tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và người ở trong nhà.
Các bước chống thấm ngược bằng sơn Kova
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như khoan, đục nhọn, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa … và vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
Bước 2: Trám trét các khe nứt
Khuấy đều 1.25 phần bột chống thấm vào phần dung dịch dạng sữa theo tỉ lệ A:B = 1:1.25.
Khuấy kỹ thành dạng nhão đồng nhất rồi để yên từ 5 đến 10 phút cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Dùng bay, chổi, bàn chà trét hỗn hợp trên lên vết nứt, sau đó miết để tăng độ bám chặt và độ đều.
Bước 3: Quét bề mặt chống thấm ngược tường trong nhà
Cho tối đa 20% nước sạch (trên tổng khối lượng A & B) vào, cho bột tới đâu thì khuấy nhẹ tới đó. Sau khi khuấy xong thì để yên 10 phút cho đến khi phản ứng hết. Cuối cùng, dùng chổi cọ quét chống thấm lên bề mặt.
Lưu ý khi dùng sơn Kova chống thấm ngược
- Thời gian bề mặt khô khoảng 2 tiếng.
- Sau 6-8 tiếng mới thi công lớp 2.
- Trang bị găng tay, đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt trong lúc thi công để tránh để sơn tiếp xúc với da hoặc mắt.
Sử dụng bột trét
Ưu điểm
- Đảm bảo bề mặt bằng phẳng, thẩm mỹ.
- Tăng độ bám dính của sơn khi hoàn thiện công tác chống thấm.
Quy trình chống thấm bằng bột trét
Bước 1: Trộn matit với nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì của Nhà sản xuất.
Bước 2 : Trét tường cho bề mặt phẳng bằng bàn doa.
Bước 3 : Đợi khoảng 2h cho đến khi khô là có thể nghiệm thu.
Lưu ý khi chống thấm ngược bằng bột trét
Lớp mastic bị bụi phấn: do bề mặt quá khô hoặc nước trộn hỗn hợp quá nhão nên hút hết vào bề mặt.
Lớp Mastic bị nứt chân chim: do lớp mastic bị trét quá dày (vượt mức 3mm). Để khắc phục thì cạo bỏ hết những vết nứt chân chim rồi tô thêm bằng hồ xi măng cho tương đối phẳng.
Sử dụng phụ gia
Ưu điểm
- Chống thấm nước cực tốt
- Tăng chất lượng và tuổi thọ của công trình
Quy trình chống thấm ngược bằng phụ gia
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt và dùng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp vữa, xi măng cũ bám trên mặt bê tông.
Bước 2: Tạo độ ẩm vừa phải cho bề mặt bê tông cần chống thấm.
Bước 3: Thi công chống thấm
Quét từ 2 đến 3 lớp phụ gia chống thấm theo chiều vuông góc với nhau từ trên xuống dưới. Mỗi lần quét nên cách nhau từ 4 tiếng nếu trời nắng ráo hoặc đợi khô rồi mới quét lớp tiếp theo.
Lưu ý khi sử dụng phụ gia
Trộn phụ gia chống thấm với vật liệu thành từng thùng nhỏ rồi chia ra cho nhiều người thi công để tiết kiệm thời gian.
Hạn chế thi công vào những ngày trời xấu vì rất lâu khô và có nhiều bất tiện.
Phủ một lớp nilon hoặc bao tải cũ lên bề mặt ngay sau khi hoàn thành công tác chống thấm.
Kiểm tra công trình có bị thấm ngược hay không bằng cách phun nước tạo áp lực liên tục.
Lời kết
Tùy vào từng trường hợp mà bạn sẽ sử dụng cách chống thấm ngược sao cho phù hợp với công trình của mình. Hy vọng qua bài viết hôm nay, Bông Sen Vàng Group đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm này.
Tham khảo các nội dung liên quan:
Tìm hiểu ưu điểm màng chống thấm HDPE dày 1mm
3 Cách hàn màng chống thấm HDPE hiệu quả
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.