Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas hiệu quả

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas hiệu quả

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn cho cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng tìm hiểu kỹ hơn về việc xử lý nước thải bằng hầm lót bạt biogas nhé!

Tại sao phải áp dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas?

Thành phần nước thải chăn nuôi heo

Những thành phần cần được loại bỏ khi xử lý nước thải chăn nuôi heo là:

  • Chất hữu cơ: gồm protein, acid amin, chất béo, cellulose,… chiếm khoảng 70 – 80%.
  • Chất vô cơ: gồm muối, ure, ammonium, cát,… chiếm khoảng 20 – 30%.
  • Hàm lượng Nito và Photpho: vì gia súc hấp thụ nitơ và photpho rất kém nên các chất này sẽ được bài tiết qua nước tiểu và phân. Lượng nitơ trong chất thải chăn nuôi heo chiếm khoảng 571 – 1026g/l và lượng photpho là 39 – 94 mg/l.
  • Vi sinh vật gây bệnh: gồm vi trùng, virus, ấu trùng giun sán có thể mang mầm bệnh gây nguy hiểm cho con người.

Một số lý do mà ta cần áp dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi heo chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí.

  • Chứa nhiều loại vi khuẩn, vi rút,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, tiêu hóa,… Đặc biệt, các loại vi rút biến thể có thể làm bùng phát các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh,… được xem là chất thải nguy hại đe dọa tính mạng của con người.
  • Mùi hôi thối ảnh hưởng đến không gian sống của các căn hộ khác xung quanh.
  • Tận dụng chất thải trong chăn nuôi để tăng hiệu suất nông nghiệp hoặc phục vụ đời sống hàng ngày của con người bằng cách áp dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo.
  • Tuân thủ quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn môi trường về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi heo.
xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas
Ảnh: cách xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas (Nguồn: Bongsenvanggroup)

Tiêu chuẩn công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi tác động trực tiếp tới môi trường cũng như đời sống con người nên Bộ tài nguyên và môi trường đã có những quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể về vấn đề này. Quy định được ban hành theo văn bản QCVN 62-MT:2016/BTNMT áp dụng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

Trong quy định nêu rõ giá trị tối đa của chỉ số ô nhiễm trong nước thải có thể chấp nhận được. Giá trị được tính theo công thức: Cmax = C x Kq x Kf.

Trong đó:

  • C: giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi.
  • Kq: hệ số nguồn nước thải tiếp nhận.
  • Kf: hệ số lưu lượng của nguồn nước thải.

Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

STTChỉ tiêuĐơn vịNước thải chưa xử lýGiới hạn cho phép (QCVN 14:2008/Cột B)
1pH6 – 75 – 9
2BOD5mg/l20050
3TSSmg/l301100
4CODmg/l
5Tổng Nitơmg/l7050
6Photphomg/l27.610
7ColiformMPN/100ml20.0005000
8Dầu mỡmg/l38.220

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm lót bạt biogas

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm lót bạt biogas
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm lót bạt biogas

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo được thực hiện theo quy trình sau:

Nước thải chảy vào hầm biogas, tại đây chất thải sẽ được khử lượng lớn thành phần hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh và tạo ra một lượng khí đốt.

Khi nước thải tràn hầm biogas thì sẽ theo đường ống qua bể điều hòa để khuấy đều và đưa vào xử lý.

Từ bể điều hòa, chất thải được dẫn đến xuống đáy bể UASB và phân phối đồng đều trước khi chảy ngược lên trên qua lớp đệm bùn sinh học. Lúc này, bọt khí metan và cacbonic sẽ nổi lên trên và được thu bằng cách dẫn khí ra khỏi bể.

Phần nước thải còn lại tiếp tục chảy qua bể yếm khí và hiếu khí để phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản để dễ xử lý.

Nước thải trong bể hiếu khí có các chất lơ lửng để vi khuẩn phát triển thành bùn hoạt tính và dùng chất nền (BOD), nito và photpho để chuyển hóa chúng thành chất trơ không tan và biến đổi thành tế bào mới.

Một phần lượng bùn được tạo ra trong bể hiếu khí sẽ lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học và tuần hoàn về bể yếm khí để đảm bảo nồng độ vi sinh vật. Phần bùn còn lại đưa về bể chứa bùn và thu gom để sản xuất phân bón.

Nước thải cuối của bể hiếu khí tiếp tục chảy qua bể lắng, phần nước sạch sẽ chuyển qua bể khử trùng và được châm NaOCl để khử khuẩn. Cuối cùng, nước sẽ chảy ra hồ sinh học để ổn định dòng nước và giảm nguy cơ gây bệnh của vi sinh vật.

Để tăng hiệu suất xử lý của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo cũng như giảm thiểu thiểu mùi hôi cần duy trì pH, DO và vi sinh vật ở mức độ phù hợp.

Hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải vào kỹ thuật nuôi heo để lên men yếm khí biogas, nồng độ chất thải sau xử lý thấp và đạt hiệu quả >90%, khí biogas sinh ra sẽ được thu lại và phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như chạy máy phát điện hoặc làm gas sinh học.

  • Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas giúp:
  • Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Tiêu diệt những vi khuẩn mang mầm bệnh nguy hiểm.
  • Nước thải sau xử lý không có mùi hôi, đảm bảo môi trường sống xung quanh không bị ảnh hưởng.
  • Khí biogas tạo ra năng lượng để phục vụ cuộc sống con người.

Tùy theo từng điều kiện, trường hợp cụ thể mà phương pháp xử lý nước thải bằng hầm biogas sẽ khác nhau.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas
Hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas

Tất cả những điều liên quan đến công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo đã được Bông Sen Vàng tổng hợp đầy đủ trong bài viết hôm nay. Nếu bạn cần thi công hầm biogas để xử lý nước thải thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé!

Xem thêm:

Khí Biogas là gì? Quy trình sản xuất và ứng dụng thực tiễn

Cách tính toán, thiết kế hầm biogas trong chăn nuôi và 7 điều cần lưu ý
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *