Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm với bể bạt lót hồ nuôi cao cấp

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt

Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt lót hồ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vì mang lại hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt lót hồ nhé!

Đặc điểm của cá lóc

Cá lóc là loại động vật ăn tạp, ăn các động vật như cá, tôm,.. Loại cá này sinh sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt như ao, hồ, sông, suối,… Chúng còn có khả năng sống ở những môi trường ô nhiễm như nước lợ, nước đục, nước tù.

Khi được 1 – 2 tuổi, cá lóc có thể đẻ tới 5 lần/năm, mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 4 – 8 nhưng tập trung vào tháng 4 – 5.

Một số mô hình nuôi cá lóc

Ao đất

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng ao đất là sử dụng ao cũ hoặc ao mới với diện tích từ 100 – 1000m2 để thuận tiện cho công tác chăm sóc, quản lý cũng như thu hoạch. Trước khi thả cá lóc giống xuống thì bạn cần thực hiện những kỹ thuật nuôi cá lóc sau:

  • Tát cạn nước trong ao để loại bỏ cá tạp ra khỏi hồ, tránh tình trạng tranh ăn với cá lóc.
  • Dùng vôi với định lượng 10 – 15kg/100m2 để khử chua và diệt khuẩn.
  • Phơi ao từ 2 – 3 ngày rồi mới cho nước vào hồ với độ sâu khoảng 1,5 – 2m.
  • Không gây màu nước vì nguồn thức ăn chủ yếu của cá lóc là động vật.

Bể xi măng

Nuôi cá lóc trong bể xi măng có ưu điểm giúp chúng ta chủ động nguồn nước, bạn có thể sử dụng bể cũ hoặc mới đều được, thực hiện một số kỹ thuật nuôi cá lóc sau trước khi thả cá lóc:

  • Ngâm và cọ rửa bể, tháo hết nước để vụn xi măng ra khỏi bể.
  • Rắc dung dịch thuốc tím lên thành bể để tiêu diệt mầm bệnh trước khi bơm nước vào.
  • Có hệ thống thoát nước riêng để thay nước định kỳ cho hồ.
  • Mức nước duy trì từ 0,8 – 1m.

Bể bạt  lót

Mô hình nuôi cá lóc bể bạt lót hồ hiện nay được nhiều người nuôi thủy sản lựa chọn vì ưu điểm chi phí nuôi cá lóc lót bạt thấp cũng như bảo vệ môi trường cực kỳ hiệu quả. Bể lót bạt được làm chất liệu màng chống thấm HDPE an toàn sinh vật sống kèm khả năng chống thấm hiệu quả hạn chế mầm bệnh.

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt lót

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Chuẩn bị bể bạt lót

Trong quá trình lắp đặt, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Đặt bể gần ao, hồ, sông, suối,… để thuận tiện cho việc thay nước.
  • Chọn khu đất trống để xây bể: dựng trụ, trải bạt lót dưới đáy kết hợp rào lưới xung quanh.
  • Lắp đặt mái che ở phía trên bể để che nắng, che mưa.
  • Đáy bể nghiêng về cống thoát nước (cống có lưới lọc để tránh cá bơi ra ngoài).
  • Lắp thêm máy bơm để quá trình cấp nước nhanh chóng và áp dụng kỹ thuật nuôi cá lóc dễ dàng hơn.
  • Thay nước thường xuyên, mỗi lần từ 1/3 – ½ lượng nước trong bể.
Diện tích 30 – 100m2
Chiều cao 1 – 1,5m
Mực nước duy trì 0,8 – 1m

Thời gian và mùa vụ

Nếu bạn tính toán chính xác và áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt lót hồ nuôi thì có thể thả cá lóc nuôi quanh năm:

  • Vụ 1 (chính vụ): thả cá vào tháng 4 – 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Thời gian này dễ chịu, nguồn thức ăn dồi dào giúp cá lóc sinh trưởng, phát triển nhanh chóng.
  • Vụ 2: thả cá vào tháng 8 – 9 âm lịch và thu hoạch vào tháng 12 – 1 năm sau. Nguồn thức ăn chính của vụ 2 chủ yếu tới từ phụ phẩm thủy sản.
  • Vụ 3 (không nên nuôi): từ tháng 1 – 7. Thời gian này cá lớn chậm, nguồn thức ăn hạn chế nên chi phí nuôi trồng cao, hầu như không có lãi.

Chọn cá lóc giống

Lựa chọn con giống chất lượng và phù hợp với kỹ thuật nuôi cá lóc bằng bạt lót sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như có được thành phẩm chất lượng:

  • Cá lóc có kích thước tương đương nhau.
  • Cá có màu sắc đặc trưng và bơi theo đàn.
  • Không bị xây xát và xuất hiện triệu chứng bệnh tật.

Mật độ thả cá

Để tạo không gian thuận lợi cho cá lóc phát triển thì bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi cá lóc thông qua bảng sau:

Kích thước (cm) Mật độ (con/m2)
3 100
5 50
7 20
10 10
15 4
25 3
>25 2

Trước khi thả xuống bể dùng bạt lót hồ cá thì bạn cần tắm cá lóc trong dung dịch muối 2 – 3% khoảng 5 – 10 phút. Sau đó thả bao cá xuống bể khoảng 15 phút để cá thích nghi với nhiệt độ rồi mới mở bao thả cá ra.

Thời gian thả cá lóc tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt thức ăn

Thức ăn nuôi cá lóc

Người nuôi có thể sử dụng 2 nguồn thức ăn dưới đây để giúp cá lóc sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh:

  • Thức ăn tươi sống: cá, tôm, cua, ốc,…
  • Thức ăn chế biến sẵn.

Kỹ thuật nuôi cá lóc nên cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều mát theo khẩu phần như sau:

Trọng lượng cá Định lượng thức ăn
<10g 10 – 12% khối lượng thân
11 – 100g 5 – 10% khối lượng thân
>100g 3 – 5% khối lượng thân

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chế biến thức ăn hỗn hợp bằng cách trộn đều 10% tấm, 25% cám, 60% cá tươi, 5% bột đậu nành, hấp chín rồi cho vào máy ép cám viên để ép thành dạng hạt dự trữ dùng dần dần.

Khẩu phần ăn cá lóc cần tùy biến vào từng thời điểm, điều kiện môi trường cũng như tình hình dịch bệnh để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nước.

Quản lý môi trường

Cá lóc có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước trong bể lót bạt. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo một số kỹ thuật nuôi cá lóc sau:

Nhiệt độ nước 28 – 32 độ C
pH 6,5 – 8
DO >4ppm
NH4 và NO3 <0,1 ppm
Độ trong 35 – 40 cm

Thay nước 2 lần/tháng, mỗi đợt thay trong 5 ngày và mỗi ngày thay 30% lượng nước có trong bể.

Ngoài ra, bạn cũng phải theo dõi hoạt động của cá hàng ngày để phát hiện và xử lý kịp thời nếu cá bị bệnh.

Phòng và điều trị bệnh cho cá lóc

Bệnh Triệu chứng Cách điều trị
Trùng bánh xe Da chuyển xám, bơi không định hướng và tụ tập thành đàn nổi lên mặt nước Tắm cá trong dung dịch nước muối 2 – 3% khoảng 5 -15 phút.
Tắm cá bằng đồng sunfat với nồng độ 3 – 5g/m3 khoảng 5 phút hoặc rắc xuống ao với nồng độ 0,5 -0,7/m3
Tắm cá bằng formalin với nồng độ 3 – 5g/3 khoảng 30 – 60 phút hoặc rắc xuống ao với định lượng 20 – 25ml/m3
Lưu ý: sục khí trong khoảng thời gian điều trị bệnh
Trùng quả dưa Da tiết dịch nhầy, màu sắc nhợt nhạt, bơi lờ đờ hoặc quẩy mạnh Tắm cá bằng formalin 200 – 250ml/m3 trong 15 – 30 phút kết hợp sục khí hoặc rải xuống ao 20 – 25ml/m3 2 lần/tuần
Trùng mỏ neo Thân có vết đỏ nhỏ, đuôi cong dị hình, bơi chậm và gầy yếu Thay nước mới, bón nước vôi bột liều lượng 2kg/100m3.
Ngâm lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3 nước
Tắm cá bằng thuốc tím 10 – 12g/m3 khoảng 1 – 2 giờ
Rận cá Da bị viêm loét Tắm hoặc ngâm cá trong thuốc tím với nồng độ 10g/m3 trong 1 giờ
Nấm thủy mi Thân cá xuất hiện những nhúm bông màu trắng đục Thay 1/3 – 2/3 lượng nước trong bể lót bạt.
Tắm cá trong nước muối 2 – 3% khoảng 10 – 15 phút hoặc thuốc tím 10g/m3 khoảng 15 phút

Thu hoạch

Sau 6 tháng bạn có thể thu hoạch những con cá lóc đạt đủ trọng lượng và thu hoạch hết sau 7 – 8 tháng (không cho cá ăn 1 – 2 trước khi thu hoạch)

Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt lót. Hiện nay bạt nuôi tôm lót hồ được nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao cũng như cực kỳ thân thiện với môi trường. Nếu bạn cần lắp đặt và sử dụng bạt lót hồ cá thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay để có được mức giá tốt nhất nhé!

Xem thêm bài viết khác

Kỹ thuật nuôi cá trê lai hiệu quả

Cách nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bạt lót hồ

Kỹ thuật nuôi ba ba bằng bạt lót hồ cá
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *