Mô hình kỹ thuật nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót hiệu quả tăng sản lượng giảm chi phí

Nuôi cá chạch đồng trong bể bạt tăng sản lượng giảm chi phí

Khi so sánh với phương pháp nuôi trong ao đất, bể xi măng thì nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ nuôi trồng. Để hiểu rõ hơn về mô hình kỹ thuật cách nuôi chạch đồng không bùn, nuôi cá chạch trong bể bạt lót thì hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!

Đặc điểm sinh học của cá chạch

Cá chạch có thân màu xanh đậm hoặc đen xám với những đốm vàng hình tròn (đôi khi là bầu dục). Phần vây lưng có gai, phần ngực có vây và phần hậu môn có các đốm đen nhỏ. Đây là loại cá sống ở môi trường nước ngọt nên có thể nuôi cá chạch trong bể bạt lót, ao đất hoặc bể xi măng.

Các loại cá chạch

Có 5 loại cá chạch phổ biến hiện nay dùng chế biến thức ăn:

  • Cá chạch bùn: còn gọi là cá chạch cơm, đặc điểm hình dạng có nhiều chấm đen, 3 râu, thịt chế biến ngọt và thơm, xương mềm dễ ăn.
  • Cá chạch lửa: phần đầu nhọn, thân thon dài dẹp 2 bên, màu sắc xám kèm đóm đỏ nổi bật.
  • Cá chạch lấu: thân dài tròn, đuôi thì dẹp, chiều dài từ 45cm đến 90cm.
  • Cá chạch sông là giống cá chạch da đóm vằn gần giống da trăn, đầu nhọn, xuất hiện nhiều ở sông Hồng, sông Lô.
  • Cá chạch chấu: ngoại hình gần như cá chạch sông.

Giá cá chạch đồng là bao nhiêu

Cá chạch sử dụng làm thực phẩm khá phổ biến, cá chạch có giá 1kg khá rẻ chỉ từ 90.000đ đến 500.000đ, tuỳ vào kích thước to thì giá cao cao. Gồm 3 loại sau:

  • Giá chạch đồng theo kg: 260.000đ/kg
  • Giá chạch lấu theo kg: 195.000đ/kg
  • Giá chạch quế theo kg: 200.000đ/kg

Ưu điểm kỹ thuật nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót

Mô hình nuôi cá chạch trong ao đất, bể xi măng,… có những bất cập như cá lớn chậm, dễ mắc bệnh, khó chăm sóc, thu hoạch cũng như vệ sinh.

Vì vậy, đa số hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay đều chuyển sang cách nuôi chạch đồng không bùn trong bể bạt vì:

  • Chi phí đầu tư, duy trì, vệ sinh thấp.
  • Quy trình thiết kế, thi công đơn giản, dễ thực hiện.
  • Ngăn chặn dịch bệnh bùng phát khi nuôi cá chạch đồng trong bể bạt .
  • Cân bằng độ pH, tạo môi trường tốt nhất để cá chạch sinh trưởng và phát triển.
  • Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, hạn chế thức ăn dư thừa làm ô nhiễm.
  • Hạn chế tình trạng cá chạch thất thoát ra ngoài trong quá trình nuôi.
  • An toàn và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra có các mô hình nuôi cá chạch như:

  • Nuôi cá chạch đồng trong bể xi măng
  • Nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng
  • Nuôi cá chạch trong thùng xốp
  • Nuôi cá chạch lấu trong thùng nhựa
  • Nuôi chạch đồng không bùn

Hướng dẫn áp dụng kỹ thuật nuôi cá chạch trong bể bạt lót

Hướng dẫn áp dụng kỹ thuật nuôi cá chạch đồng
Hướng dẫn áp dụng mô hình và kỹ thuật nuôi cá chạch đồng

Nuôi chạch đồng không bùn dù đơn giản nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số kỹ thuật dưới đây nhé!

Bể bạt lót nuôi cá chạch

Ưu tiên sử dụng chất liệu lót đáy hồ chống thấm, có thể sử dụng bạt lót hồ cá HDPE làm từ nhựa HDPE High-density polyethylene cao cấp (ứng dụng từ sản phẩm màng chống thấm HDPE trong nuôi trồng thuỷ sản), chống thấm tốt, độ bền cao,… khắc phục những hạn chế của các mô hình nuôi cá chạch khác.

  • Kích thước: phụ thuộc vào số lượng cá định nuôi (1 bể 1900l có thể chứa 1000 con cá chạch).
  • Chất lượng: nên lựa chọn những đơn vị cung cấp bạt uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề như Bông Sen Vàng Group.
  • Nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót ở vị trí thoáng mát, bằng phẳng.
  • Lắp đặt thêm mái che và hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ và đã qua xử lý.

Chọn lọc cá chạch giống chất lượng

Giống cá giống đồng sẽ quyết định sản lượng cũng như chất lượng của quá trình nuôi cá chạch trong bể bạt lót. Vì vậy, cần chọn những con khỏe mạnh, bơi nhanh, kích thước đồng đều để tránh hiện tượng con lớn lấn áp con bé.

  • Giống tự nhiên: bắt bằng đơm, chũm, có kích thước từ 4 -6cm, không trầy xước, mất nhớt.
  • Giống nhân tạo: nên chọn cỡ giống 1,5 – 2g/con.

Về mức giá cá chạch đồng giống, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Loại cá chạch đồng giốngKích thướcGiá (đồng/con)
Loại 19 – 10cm8.000
Loại 210 – 11cm9.000
Loại 311 – 12cm10.000

Mật độ thả cá xuống bể

Nên thả cá chạch đồng vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả vào buổi trưa vì cá sẽ khó thích nghi.

Nếu vận chuyển bằng túi nilon thì ngâm túi vào ao khoảng 20 phút trước khi thả vào bể bạt lót

Mật độ thả cá chạch khoảng 100 – 200 con/m2, không nên nuôi chạch đồng trong bể bạt lót với mật độ quá thưa hoặc quá dày.

Cách cho cá chạch ăn

Cách nuôi chạch hiệu quả để cá chạch giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

Chiều dài (cm)Thức ăn phù hợp
5 – 8động vật phù du, chân bèo
8 – 10ngủ cốc, cây cỏ non, tảo khuê
> 10thực vật

Khi cá còn nhỏ, thức ăn đảm bảo đạm >30%, 30 ngày sau giảm xuống 20 – 25%, tỷ lệ thức ăn trung bình 1:4.

Lượng thức ăn = 5 – 8% trọng lượng cá, 20 ngày đầu cho cá ăn 4 – 5 lần/ngày, 21 – 2 tháng cho cá ăn 3 lần/ngày, từ 2 tháng đến khi thu hoạch cho ăn 2 lần/ngày.

Sau mỗi 15 ngày bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá.

Tham khảo các bài viết liên quan

Nuôi cá lia thia đồng bể bạt lót lên màu đẹp ít bị bệnh

Kỹ thuật nuôi cá bớp trong lồng

Quản lý và chăm sóc

Cần tạo môi trường tốt nhất để nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót:

  • Duy trì mực nước trong ao dưới 40cm.
  • Có thể thả thêm bèo tây để cá trú ẩn tránh nóng, tránh rét.
  • Khi trời rét thì thả thêm rơm rạ và bơm nước cao lên 70 – 80cm để nuôi xen canh với cá trắm đen hoặc cá chép.

Phòng trị bệnh khi nuôi cá chạch trong bể bạt lót

Để phòng bệnh khi nuôi chạch đồng không bùn bằng bạt lót, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Trộn vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn, cho ăn định kỳ 2 lần/tháng, mỗi lần kéo dài 3 – 5 ngày.
  • Cho ăn 4 đúng (chất lượng, số lượng, thời gian, vị trí).
  • Thay nước định kỳ để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá phát triển.

Khi phát hiện cá bị nấm có thể dùng các loại dung dịch sau:

  • Nước muối 3% hoặc KmnO4 20g/m3 nước, thời gian 10 – 15 phút.
  • Trộn kháng sinh Doxycyline 0,2 – 0,3g/kg thức ăn, Oxytetracyline 2 – 4kg/thức ăn và cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
Nuôi cá chạch đồng trong bể bạt
Nuôi cá chạch đồng trong bể bạt lót

Thu hoạch cá chạch

Thu hoạch những con có kích thước lớn trước để tránh tranh ăn với cá nhỏ. Những con còn lại nuôi đủ thời gian rồi thu hoạch. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bể bạt lót để chuẩn bị cho vụ sau.

Với mô hình nuôi cá chạch trong bể bạt lót không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn giảm thiểu chi phí đáng kể khi nuôi cá. Kết hợp với một số kỹ thuật trong các khâu là bạn đã có được một vụ cá bội thu.

Nếu bạn có nhu cầu thi công bạt lót hồ cá để nuôi chạch đồng hoặc hầm biogas trong chăn nuôi thì hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group ngay hôm nay để nhận được mức giá tốt nhất nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *