Sự gia tăng nhanh chóng của dân số kết hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp khiến lượng rác thải ngày một tăng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của chính con người cũng như môi trường sống xung quanh. Để giải quyết tình trạng này, ta cần phải phân loại rác thải đúng cách, tìm cách tái chế hoặc xử lý phù hợp đối với các loại rác thải.
Mục lục bài viết
Phân loại rác thải là gì?
Phân loại rác thải là quá trình phân chia chất thải theo nhiều những tiêu chí khác nhau và được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc tự động bằng máy nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho công đoạn xử lý.
Phân loại rác còn giúp giải quyết một số vấn đề như:
- Phân biệt rõ ràng từng loại rác thải để tìm được cách xử lý phù hợp.
- Tạo ra lượng lớn sản phẩm tái chế hoặc tận dụng làm phân bón vi sinh cho cây trồng.
- Giảm khối lượng công việc nặng nề cho công nhân vệ sinh, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, chung tay xây dựng một không gian sống sạch sẽ, an toàn.
Nguyên tắc phân loại rác thải
Theo Điều 75 Luật bảo vệ môi trường 2020, rác thải được phân loại theo nguyên tắc sau:
Chất thải rắn có khả năng tái chế:
- Giấy: báo, tạp chí, thùng bìa carton, túi giấy, ly giấy,…
- Nhựa: chai, bình, ống, can,… các vật dụng nhựa có ký hiệu PET, HDPE, LDPE, PP,…
- Kim loại: nồi, chảo, đinh, vít, sắt thép vụn,…
Chất thải thực phẩm: rau củ, đồ ăn hư hỏng, bã cà phê, bã trà,… xác động thực vật,…
Chất thải sinh hoạt nguy hại: bóng đèn, pin, đồ điện tử gia dụng, nhiệt kế,…
Chất thải còn lại: túi nilon, đồ sành, sứ, dao, kéo, lưỡi lam, vỏ sò, ốc, hến,…
Lợi ích của việc phân loại rác thải
Việc phân loại rác thải không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ hàng ngày mà mỗi cá nhân cần thực hiện, mà còn mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho môi trường, kinh tế và xã hội.
Về môi trường
Phân loại rác thải giảm lượng rác thải đi vào bãi chôn lấp, tiết kiệm lượng tài nguyên cũng như hạn chế những tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái.
Về kinh tế
Bằng cách phân loại và tái chế, ta có thể tiết kiệm được nguồn tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng, đồng thời giảm chi phí xử lý rác thải.
Về xã hội
Khi xây dựng được thói quen phân loại và tái chế rác thải, môi trường sống của ta sẽ được cải thiện đáng kể, đảm bảo an toàn và sạch sẽ, nâng cao sức khỏe của cả cộng đồng.
Hướng dẫn phân loại rác thải
Việc phân loại giúp ta tách rác thải thành từng loại khác nhau để thuận tiện cho quá trình tái chế hoặc xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường:
Rác hữu cơ
Nếu là thực phẩm dư thừa thì chia thành hai loại là rau củ và thịt cá:
- Đối với rau củ: dùng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc cho vào hộp đựng phân hữu cơ.
- Đối với thịt cá: vì có hàm lượng dinh dưỡng cao nên không thể làm phân bón cho cây trồng, cách tốt nhất là cân đối lượng thực phẩm hàng ngày, hạn chế tình trạng thừa mứa dẫn đến hư hỏng.
Tại nông thôn cũng như ở những khu vực ngoại thành, các hộ gia đình có thể thi công hầm biogas bằng bạt lót HDPE để chuyển đổi lượng rác thải này thành năng lượng cũng như phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Rác vô cơ
- Vỏ hộp sữa cũ: đưa đến những khu xử lý chuyên biệt để tái chế thành những vật dụng, sản phẩm hữu ích.
- Pin: mỗi viên pin chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500l nước nên hãy tách chúng ra rồi mới gửi đến nơi xử lý.
- Mảnh sành, sứ, kim loại: cho vào 1 bao nhỏ để đưa ra bãi rác.
Tìm hiểu thêm: Tiêu chí phân biệt rác hữu cơ và rác vô cơ
Các loại rác khác
- Lọ thủy tinh: dùng làm đồ đựng cây hoặc đựng nước đun sôi.
- Chai nước nhựa: dùng làm bình hoa, đồ trang trí, handmade,…
- Quần áo cũ: sửa thành những chiếc túi đựng đồ nhỏ.
- Thùng bìa carton: tái chế làm hộp đựng đồ khi cần vận chuyển hàng hóa, sản phẩm,…
Mức xử phạt khi không phân loại rác thải
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 45/2022, một số mức phạt liên quan đến hành vi thu gom, thải rác trái quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:
Hành vi | Số tiền phạt (đồng) |
Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại nơi công cộng | 100.000 – 150.000 |
Vệ sinh cá nhân không đúng nơi | 150.000 – 250.000 |
Vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định | 500000 – 1.000.000 |
Vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch | 1.000.000 – 2.000.000 |
Vận chuyển nguyên vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường khi tham gia giao thông | 2.000.000 – 4.000.000 |
Đốt phụ phẩm từ cây trồng tại khu vực dân cư, tuyến giao thông chính | 2.500.000 – 3.000.000 |
Việc phân loại rác thải không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn thể xã hội. Bằng việc phân loại đúng cách, chúng ta có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tối ưu hóa tài nguyên và cải thiện chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng. Hãy hành động ngay hôm nay để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta cũng như những thế hệ sau này.
Xem thêm: Rác thải sinh hoạt là gì Các cách thu gom phân loại
Anh Trần Ngọc Uý là một Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, chủ tịch điều hành Công Ty TNHH Kỹ Thuật Bông Sen Vàng (thành lập năm 2014). Hiện nay là một chuyên gia về các kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE cho hồ Biogas, hồ xử lý nước thải, nuôi trồng thuỷ sản, công trình đảm bảo an toàn cho môi trường.