Rác thải sinh hoạt là gì Các cách thu gom phân loại và xử lý

Rác thải sinh hoạt là gì Các cách thu gom phân loại và xử lý

Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiển môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người. Vậy tác hại cụ thể của loại rác này là gì? Có cách nào để thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý một cách hiệu quả hay không? Hãy cùng Bông Sen Vàng Group tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là loại rác được tạo ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm thức ăn thừa, giấy, nilon, chai, lọ,… Lượng rác này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng lượng rác của địa phương, thành phố.

Hiện nay, thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và vấn đề như:

  • Thiếu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải hiệu quả.
  • Người dân chưa nhận thức đúng đắn về việc thu gom và phân loại rác thải, dẫn đến lượng rác tồn đọng lớn và gây ô nhiễm môi trường.
  • Thiếu những tiêu chuẩn môi trường và an toàn cụ thể, chi tiết.

Tác hại của rác thải sinh hoạt

Tác hại của rác thải sinh hoạt
Tác hại của rác thải sinh hoạt

Lân lan bệnh tật: bãi rác là nơi lý tưởng để vi sinh vật gây hại sinh trưởng, từ đây chúng có thể truyền bệnh cho con người thông qua côn trùng, động vật sống gần đó hoặc qua khí thải, nước thải,…

Phá hủy sự đa dạng sinh học: rác thải khi không được thu gom, xử lý có thể đe dọa đến môi trường thiên nhiên. Đất, nước nhiễm các chất độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của động thực vật, thậm chí một số động vật đã chết do ăn hoặc vướng phải rác thải.

Giảm chất lượng đất: những chất độc hại tồn tại trong rác thải sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt các loại sinh vật có ích hoặc những túi nilon tạo thành bức tường ngăn cách làm chậm quá trình phân hủy, giảm độ phì nhiêu và chất dinh dưỡng trong đất, từ đó ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng của cây trồng.

Ô nhiễm nguồn nước: rác thải gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí thông qua hành vi đổ xuống sông, suối, ao hồ,… Qua một thời gian, lượng rác thải này sẽ phân hủy và tác động đến chất lượng nước mặt, nước ngầm,…

Bên cạnh đó, nó còn phá hủy cảnh quan và bốc mùi khó chịu.

Thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý

Thu gom và xử lý rác thải sẽ giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm đến 50% lượng rác nhân viên vệ sinh cần xử lý, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí.

Cách phân loại

Cách phân loại rác thải sinh hoạt
Cách phân loại rác thải sinh hoạt

Để phân loại rác thải, ta nên căn cứ vào đặc điểm, tính chất của chúng để thuận tiện cho quá trình xử lý cũng như tái chế:

  • Rác hữu cơ: thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây, giấy, bã mía, võ trầu, cỏ khô, cành cây,…
  • Rác vô cơ: rác thải nhựa, chất hóa học, keo dán, vật liệu xây dựng, thùng, bìa carton, bao nilon, vải,…
  • Rác tái chế: kim loại, nhựa, bình xịt, nhựa PVC, nhựa polyetylen, bạt lót hồ cá HDPE,…
  • Rác thải nguy hại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, pin, bình ắc quy, dầu mỡ,…

Phân loại rác thải trước khi xử lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sống xung quanh ta.

Tổng hợp các cách xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến

Chôn lấp: đưa rác thải cần xử lý vào các hố rồi lấp kín đất lên trên. Cách này thực hiện nhanh gọn nhưng gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm và chi phí khá cao.

  • Đốt rác: sử dụng lò để đốt rác thải và tạo ra năng lượng tái tạo, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn vào thời gian ban đầu.
  • Tái chế: đối với những vật liệu thông dụng như nhựa, kim loại, thủy tinh,… thì có thể làm sạch và tạo thành những vật dụng hoặc đồ trang trí trong nhà.
  • Công nghệ sinh học: thi công hầm biogas để vi khuẩn, vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ và sinh ra khí biogas phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của hộ gia đình.
  • Vi sóng: dùng vi sóng để phân hủy nhựa, giấy,… nhằm giảm thiểu lượng rác thải tồn đọng và bảo vệ môi trường.

Cách giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt cho hộ gia đình

Dưới đây là một số gợi ý để giảm thiểu sự sản xuất của rác thải gia đình của hộ gia đình:

Tái sử dụng và tái chế: tái sử dụng sản phẩm và đồ vật khi còn có thể sử dụng như túi nylon, hộp giày, chai lọ,…. Đồng thời tìm hiểu thêm về các cách tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, và kim loại.

Giảm sử dụng sản phẩm một lần: Tránh sử dụng sản phẩm một lần như ống hút nhựa, bát đĩa, và ly nhựa. Nên sử dụng các sản phẩm bền, có thể rửa và sử dụng lại nhiều lần, thay thế túi nilon đi chợ bằng túi vải hoặc túi tái sử dụng.

Sử dụng thực phẩm hiệu quả: lên kế hoạch thực đơn gia đình để tránh lãng phí thực phẩm. Nên sử dụng túi bảo quản thực phẩm tái sử dụng để giảm việc sử dụng túi nhựa một lần.

Quản lý rác thải hữu cơ: Sử dụng thùng phân loại rác để phân biệt rác thải hữu cơ (thức ăn, lá cây) và rác thải không hữu cơ (nhựa, kim loại) để tái chế hoặc xử lý riêng biệt.

Tham gia vào các cộng đồng: quyên góp quần áo hoặc đồ đạc không cần thiết cho cộng đồng hoặc tổ chức từ thiện.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách.

Để ngăn chất độc hại thấm vào đất, nước trong quá trình xử lý rác thải thì bạn có thể tham khảo thêm màng HDPE chống thấm có độ bền lên tới 20 năm, tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu.

Hãy liên hệ với Bông Sen Vàng Group nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Gợi ý xem thêm nội dung liên quan:

Tổng hợp các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Tác hại ô nhiễm chất thải rắn và 4 cách xử lý

Tìm hiểu cách thi công màng chống thấm HDPE để làm bạt lót bãi rác
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *