Cách xử lý chống thấm chân tường HIỆU QUẢ ít tốn kém

Chống thấm chân tường

Chân tường bị thấm nước ẩm mốc thường xuyên dẫn đến xuất hiện rong rêu làm mất đi thẫm mỹ ngôi nhà bạn, làm cho các nội thất trong nhà như giường, tủ dễ bị bư hỏng là điều mà các gia chủ không muốn chút nào.

Chống thấm chân tường đã trở thành biện pháp hữu hiệu nhất cho ngôi nhà trở nên chắc chắn theo thời gian nên công đoạn này không thể thiếu và xem nhẹ được. Vì thế Bông Sen Vàng Group xin chia sẻ bí quyết khắc phục chân tường ẩm bằng 7 cách xử lý chống thấm chân tường hiệu quả bằng các loại hoá chất cũng như công nghệ mới hiện nay.

7 cách khắc phục chống thấm chân tường tốt nhất hiện nay

Đã có rất nhiều gia đình Việt gặp phải vấn đề chân tường bị ẩm do thấm nước thường xuyên, điều này gây nên các hậu quả ảnh hưởng đến ngôi nhà và cuộc sống, chúng ta có thể thấy được:

– Quá trình xây dựng chủ nhà hoặc thợ đã bỏ qua giai đoạn chống thấm chân tường làm tường nhà xuất hiện các lớp rong rêu, vết mốc khiên ngôi nhà trở nên không đẹp, xấu xí.

– Khi bị ẩm mốc lan rộng kéo dài khiến đồ vật dụng trong nhà tiếp xúc chân tường cũng bị ảnh hưởng như: giường, tủ sát tường, bàn, ghế, …

– Nghiêm trọng hơn là làm mất kết cấu vững chắc của ngôi nhà xập xệ nguy hiểm.

Hãy cùng điểm qua top 7 cách chống thấm chân tường đơn giản hữu hiệu để bảo vệ ngôi nhà bạn

7 cách khắc phục chống thấm chân tường tốt nhất
7 cách khắc phục chống thấm chân tường tốt nhất

Ốp gạch chống thấm truyền thống

Đây là giải pháp chống thấm có từ rất lâu trước đây, áp dụng khá phổ biến, với các đặc điểm như:

– Chống thấm hiệu quả và trang trí: Ốp gạch đá hoa cương là vật liệu không dễ bị thấm nước, dùng để lát tường đảm bảo sự cứng rắn hơn và có bề mặt bằng phẳng không tích trữ nước. Mẫu gạch nhiều màu sắc hoa văn ra đời để bạn lựa chọn ốp lát chống thấm chân tường đồng thời trang trí thêm cho ngôi nhà.

– Thi công đơn giản: Việc ốp gạch chống thấm phần chân tường vô rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt rồi ốp gạch đá lên.

– Vệ sinh dễ dàng: Chống thâm nước nhưng vẫn bám bụi, chỉ cần cần dùng cây lau nhà bạn có thể vệ sinh.

Xem ngay: 7 cách chống thấm trần nhà hiệu quả tiết kiệm chi phí

Chống thấm chân tường bằng Sika

Vật liệu chống thấm nước chân tường cao cấp được nhiều người biết đến, tuy nhiên khi áp dụng chống thấm bạn cần biết rõ chủng loại nào sao cho phù hợp bưởi Sika gồm có Sika Lite (trám mao dẫn, trám lỗ bê tông), Sika Gard (ngăn rêu phát triển, độ cứng cao), Sikatop Seal.

Các bước thực sử dụng Sika chống thấm chân tường

Bước 1: Làm sạch bề mặt phần chân tường bị thấm nước bị ẩm bằng cách đục cạy, cải thiện bề mặt.

Bước 2: Tạo hồ dầu kết nối vữa mới hoặc cũ bằng Latex + nước sạch + xi măng theo tỷ lệ 1:1:4, thi công mỗi lớp với độ dày tối thiểu 2cm rồi xoa đều, tối thiểu 2 lớp.

Bước 3: Pha một ít chống thấm chân tường loại Sikagard lỏng rồi sơn quét lên tường ít nhất 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để chất liệu có thể thẩm thấu vào hồ dầu kết nối trước đó.

Sơn tường cũ để chống thấm

Cách chống thấm tiết kiệm nhiều chi phí nhất chính là dùng lớp sơm quét lại phần chân tường cũ, bạn có thể dùng một trong nhóm các loại sơn chống thấm phổ biến ưa chuộng như: Dulux, Toa, Kova

Sơn chống thấm chân tường rất đơn giản, trước tiên hãy khuấy đều. Trộn chất chống thấm với xi măng poóclăng mác cao từ 40 trở lên theo tỷ lệ: 0,5 lít nước : 1 kg xi măng : 1 kg Chất chống thấm Weathershield.

Giấy dán tường

Việc chọn vật liệu chống thấm chân tường giá rẻ không thể không kể đến giấy dán tường. Giấy thi công dán tường nhanh chóng, phù hợp với những công trình nhỏ như nhà trọ, cửa hàng cho thuê, ký túc xá.

Việc chống thấm đi đôi với khả năng trang trí tương tự như cách chống thấm bằng ốp gạch nói trên có thể chọn màu sắc kiểu hoa văn theo sở thích. Lời khuyên cho bạn nếu chọn giấy dán tường để chống thấm hãy chọn loại giấy bề mặt cứng cáp, có độ dai, không dễ bị rách do thấm nước.

Khuyết điểm của cách chống thấm bằng giấy dán tường đó chính là khả năng chịu nhiệt không được tốt, theo thời gian sẽ bong tróc.

Chống thấm chân tường bằng lưới polyeste
Chống thấm chân tường bằng lưới polyeste

Chống thấm bằng lưới polyeste

Polyeste là loại lưới chống thấm chân tường có chức năng gần giống với lưới thuỷ tinh, đặc tính chịu độ căng, các sợi không có xếp theo một chiều nhất định vì thế lưới polyester là loại vật liệu bổ sung tăng cường lớp chống thấm đạt hiệu quả tối ưu đối với các vết nứt của mái nhà, gia cố góc chân tường.

Gia cố chân tường bằng lưới Polyeste với 100% Polyester nóng chảy kết thành, được cắt khổ 10cm, 15cm, 20 cm nhằm sử dụng chủ yếu trong việc chống thấm gia cố góc, chân tường.

Cách chống thấm bằng Polyeste

– Nhúng lưới vào nước để tạo ẩm.

– Sau khi quét lớp hợp chất chống thấm, dùng lưới gia cố đã tạo ẩm trải lên bề mặt thi công.

– Quét thêm 1 lớp hợp chất chống thấm lên lớp lưới gia cố đã dính xuống lớp chống thấm đầu tiên

Keo chống thấm polyurethane PU TCK UF3000

PU TCK UF3000 là dạng keo trương nở dùng để chống thấm chân tường rò rỉ nước trong bê tông. Nhờ vào khả năng nở ra khi gặp nước nên PU TCK UF3000 sẽ trương nở ngây lập tức hình thành nên lớp bọt có độ dàn hồi và mật độ phân tử cao và có khả năng chống thấm triệt để cho các khe nứt.

Các bước thực hiện chống thấm bằng keo Polyurethane:

Bước 1: Kiểm tra rò rỉ do vết nứt bê tông, xác định vị trí.

Bước 2: Khoan lỗ xéo cách vị trí khe nứt 2cm, vệ sinh lỗ khoan.

Bước 3: Đặt kim bơm keo TC-A10; 14 vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi kim bơm bám chặt vào bê tông. Chờ 2-4 tiếng, rồi tiến hành bơm keo Epoxy TC-E500; Sika 752 theo tỷ lệ pha trộn của sản phẩm; các vị trí vết nứt hơi ẩm ướt thì bơm TCK E2800.

Giằng chống thấm cho chân tường

Giằng chống thấm chân tường
Giằng chống thấm chân tường

Giằng chống thấm chân tường là bước chống thấm đề phòng khi xây, giúp hạn chế tối đa những hiện tượng ngấm ẩm sau này. Giằng là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép để có thể liên kết các đỉnh tường của tầng nhà.

Giằng bê tông chống thấm chân tường có tác dụng phân bố đều tải trọng từ bề mặt sàn xuống phía tường. Tăng cường thêm độ cứng và làm giảm biến dạng cho mặt sàn.

Đọc thêm: 

Các cách chống thấm tường nhà triệt để cho công trình của bạn

Ứng dụng màng chống thấm HDPE thực tế bảo vệ môi trường

Đơn vị cung cấp màng chống thấm HDPE dày 1mm uy tín
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *