Kỹ thuật nuôi lươn không bùn Mô Hình cách nuôi bằng bể bạt lót hồ

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Kỹ thuật nuôi lươn không bùnmô hình nuôi lươn hiện đại dễ nuôi, chi phí nuôi thấp nhưng cho thu nhập cao hơn. Ưu điểm của cách nuôi lươn không bùn này đó là không chiếm nhiều diện tích nuôi, chỉ dùng bể bạt lót hồ.

Sau đây Bông Sen Vàng Group chia sẻ các kỹ thuật mô hình nuôi lươn không bùn bằng cách nuôi mới trong bể bạt lót hồ. Mang lại hiệu quả tiết kiệm nguồn lực, chi phí nhân công nhưng năng suất cao.

Chi phí thấp, lãi lớn nhờ kỹ thuật cách nuôi lươn không bùn

Cách nuôi lươn bằng bể bạt lót hồ là mô hình nuôi lươn không bùn áp dụng kỹ thuật nuôi mới, hiện tại đã và đang thành công tại nhiều địa phương, mang lại lãi lớn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi Việt.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Dũng trên trang Đỉnh Phong

“Ông Nguyễn Hồng Dũng (ngụ tại ấp Phước Lộc, xã Thạnh Phú) áp dụng kỹ thuật nuôi lươn không bùn mới thực hiện bể nuôi 30m2, thả 40 kg lươn giống (loại 30 con/kg) với mật độ 50 con/m2, tỷ lệ sống 75 – 80%. Sau 7 tháng nuôi và chăm sóc, lươn đạt trọng lượng khoảng từ 200 – 250g/con, thu hoạch khoảng 240 kg lươn thịt và bán với giá 125.000 đồng/kg”.

“Sau khi trừ chi phí làm bể bạt, con giống, lợi nhuận nuôi lươn không bùn của ông đạt trên 14 triệu đồng/bể; từ đó ông mở rộng thêm bể nuôi, cho đến nay đã được 4 bể với diện tích gần 100 m2.”

Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn
Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Mô hình nuôi không bùn 8 bước thực hiện năng suất cao

Cách nuôi lươn không bùn sắp được chia sẻ sau đây là một trong những mô hình kỹ thuật nuôi lươn không bùn chi tiết từng bước cho bà con

Thiết kế bể nuôi lươn

Theo kinh nghiệm về mô hình nuôi lươn không bùn tốt nhất là diện tích cần thiết tối thiểu là 200m2 để bố trí trại nuôi lươn loại thương phẩm. Diện tích bao gồm sàn (nền) 50m2 có mái che đặt khung sắt, lót bạt làm bể nuôi, diện tích còn lại là dùng thiết kế bể lọc nước, bể chứa lắng và bể xử lý nước thải.

Trong kỹ thuật nuôi lươn không bùn cái quan trong cần lưu ý về nơi đặt bạt bể nuôi lươn phải là nơi yên tĩnh, ít người qua lại, chọn vị trí có nguồn nước ngầm, không bị ô nhiễm bởi các loại chất công nông nghiệp và kim loại nặng, quá trình di chuyển thuận tiện.

Chuẩn bị vật liệu

  • Sắt hộp vuông 25 x 25mm
  • Bạt lótmàng chống thấm hdpe 1.0mm nhựa nguyên sinh an toàn cho môi trường
  • Ống nhựa phi 90
  • Co phi 90
  • Ống nhựa phi 114.
  • Dây ni-lông làm giá ngang 1cm
  • Máy bơm, bể nhựa 1m3, đá mi, đá 4 x6, cát mịn, đá nâng pH
  • Lưới, vợt, học phân cỡ lươn giống
  • Ống nhựa, van cấp nước phi 27.

Thiết kế mô hình muôi lươn không bùn bể bạt lót

  • Bước thiết kế bể bạt lót trong cách nuôi lươn không bùn bạn cần chú ý phần sàn 50m2, thiết kế 2 dãy khung sắt, mỗi dãy 6 ô, mỗi ô có kích thước: dài 2.7m x rộng 1m x cao 0,4m.
  • Đặt khung sắt trên mặt sàn bằng phẳng, độ dốc 7 độ, hướng ra phía ngoài.
  • Cắt bạt nhựa lót vào theo đúng kích thước khung sắt. Sau khi lót bạt, mỗi khung sắt trở thành một bể có diện tích đáy là 2,7m2, có thể tích 1,1m3.
  • Mỗi bể đặt một co vuông 90mm, một đầu co đặt bằng mặt đáy bạt để gắn ống giữ nước và thay nước (khi đặt co dùng keo dán kỹ phần bạt đáy xung quanh vành co), đầu còn lại nối với một ống phi 90 để làm ống thoát.
  • Dây nhựa (dây buộc chuyên dùng có chiều rộng 1cm) bó thành bó, mỗi bó 2kg.
  • Ống, van cấp nước bố trí chạy dọc theo thành bể để tiện thao tác.

Bể lọc, bể lắng, xử lý nước

Thiết kế mô hình nuôi lươn không bùn với 3 bể:

  • Bể lọc xếp theo thứ tự đá 4×6: 10cm; đá mi: 10cm; đá nâng pH: 20cm; cát mịn: 10cm, mỗi lớp cách nhau bởi một tấm lưới để tiện khi vệ sinh.
  • Bể lắng được xử lý lót bạt nhựa cả đáy và thành bể, kích thước dài 10m x rộng 5m x cao 1m. Nếu áp dụng kỹ thuật nuôi lươn không bùn dạng làm bể chìm thì phải sử dụng bơm, còn bể nổi thì có thể tự chảy mỗi khi thay hoặc cấp nước cho bể nuôi.
  • Bể xử lý nước thải gồm 12 bể nuôi như thiết kế trên thì bể xử lý nước thải có diện tích tương đương bể lắng nhưng thiết kế bể chìm, không cần lót bạt đáy.

Chọn nguồn nước

Nước sử dụng trong kỹ thuật nuôi lươn không bùn để đúng kỹ thuật nuôi lươn cần dùng bơm từ giếng khoan vào bể lọc, rồi chảy vào bể lắng. Sau khi để lắng, 6,8-7,5 là độ pH thích hợp nhất.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Chọn giống và cách thả giống lươn nuôi không bùn

Trong cách nuôi lươn không bùn với mô hình nuôi lươn không bùn bằng cách lót bạt để được thu hoạch lượng lươn năng suất chất lượng và giá cao thì khâu chọn giống không thể bỏ qua.

Chọn đơn vị mua lươn giống, tìm hiểu các cơ sở sản xuất có uy tín và được nhiều người tín nhiệm. Đặc điểm nhận diện lươn giống tốt đó là 400 – 500 con/kg, biết ăn thức ăn công nghiệp, có màu vàng sẫm, không bị sây sát, không dị hình, khỏe mạnh, đồng cỡ.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn thành công đòi hỏi chủ trang trị biết cách thả giống: Tắm cho lươn trước khi thả vào bểbằng cách tắm nước muối 2– 3% trong 10 – 15 phút để sát trùng và loại bỏ những con yếu.

  • Lươn có kích cỡ 500 con/kg, thả với mật độ tốt nhất là 3.000 con/bể, với mỗi bể có diện tích 2,7m2
  • 200con/kg, thả 2.000 con/bể.

Cách nuôi lươn không bùn

Thức ăn cho lươn nuôi không bùn bằng bạt lót hồ với cám viên với hàm lượng đạm cao (>40%), kích thước viên thức ăn theo giai đoạn tăng trưởng của lươn, kết hợp thêm trùn quế làm thức ăn cho lươn trong suốt thời kỳ nuôi.

Cách cho lươn ăn:

  • 100-500 con/kg, khẩu phần ăn khoảng 0,15-0,2% trọng lượng thân, bổ sung thêm trùn quế theo tỷ lệ 7:3
  • 10-100 con/kg, khẩu phần ăn 0,5% trọng lượng thân kèm theo trùn quế 8:2
  • Cho lươn ăn vào lúc sáng và chiều, trùn quế trộn với cám viên, ủ khoảng 15 phút, đem rải đều lên bề mặt sợi ni-lông nơi lươn trú ẩn. Mỗi ngày cho lươn ăn 1 – 2 lần.
  • Cứ 7 ngày cho bổ sung thêm vitamin C và các loại khoáng vào thức ăn để tăng đề kháng và kích thích tính bắt mồi của lươn.

Cách thay nước chăm sóc lươn

  • Thay nước mỗi ngày sau khi cho ăn
  • Thay hoàn toàn 100% nước
  • Thay sau khi lươn ngưng ăn sau 1 tiếng
  • Dùng vòi xịt loại bỏ tất cả các chất cặn bã bám trên mặt bể, tường bể và sợi ni-lông

Chăm sóc phòng trị bệnh cho lươn

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn ở bài viết này còn giúp bà con xử lý lươn khi gặp vấn đề sức khoẻ. Trong khi cho ăn quan sát cách bắt mồi của lươn, thấy các dấu hiệu bắt mồi kém, âm thanh bắt mồi của lươn rời rạc, lươn bò rải rác trong bể và không nằm trú ẩn trong sợi ni-lông biểu hiện lươn nuôi có triệu chứng bệnh.

Bước tiếp theo khi thấy lươn bệnh thì hãy ngừng cho ăn, dùng ngay thuốc tắm cho lươn như nước muối có hàm lượng 3-5%, Formol nồng độ 3-5%, hay dùng Tetracyline trộn với thức ăn hàm lượng 5-7g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày, hòa tan với nước tạt đều lên mặt bể với liều lượng 5-10g/m3, ngâm lươn trong 30 phút rồi thay nước mới.

Trên là cách nuôi lươn không bùn áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn bằng kỹ thuật dùng bạt lót hồ. Chúc bạn thành công!

Gợi ý xem thêm bài viết khác

Tìm hiểu về Kỹ thuật nuôi cá lóc bằng bạt lót

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trê lai trong bể bạt lót

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bạt lót

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE chi tiết
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *